Thiên mười hai: DỊ PHÁP, PHƯƠNG NGHI LUẬN

 Hoàng Đế hỏi rằng:

Y giả trị bệnh, cùng một bệnh mà phép chữa không giống nhau lại cùng đều khỏi, là v́ sao” [1].

Kỳ Bá thưa rằng:

Đó là do địa thế khác nhau [2].

 Tí như Đông phương, là một khu vực cái khí của trời đất bắt đầu phát sinh từ đó. Nơi đó sản xuất cá và muối, nên gần bể, người sinh ở nơi đó hay ăn cá và ưa vị mặn. Ở đă lấy làm quen, ăn đă lấy làm ngon. Cá ăn nhiều khiến người hay có chứng nhiệt trung (nóng ruột) vị mặn thắng được huyết, nên người ở đó phần nhiều sắc đen mà thớ thịt thưa doăng. Thường mắc phải bệnh ung thũng (mụn nhọt) (1). Về phép trị, nên dùng Biêm Thạch. Cho nên Biêm thạch sản xuất ở phương Đông (2) [3].

Tây phương là một khu vực sản loài kim ngọc, sa thạch cũng tụ họp nơi đó. Khí của trời đất chủ về thâu dẩn. Người sinh ở nơi đó thường ở nơi cao có nhiều gió, thủy thổ lạnh lẽo và cứng rắn. Dân thường mặc áo lông, ăn những vị đậm béo, nên tạng người béo chặt và nhiều mỡ... Do đó, tà khí không thể phạm được vào thận thể, tật bệnh chỉ có thể tà bên trong phát ra (1) [4].

Về phép điều trị, nên dùng độc dược (các thứ thuộc có chất độc). Cho nên độc dược cũng sản xuất ở Tây phương (2).

Bắc phương là một khu vực bế tàng của trời đất. Đất ở đó phần nhiều cao như g̣ núi, gió rét cắt da, nước đóng thành băng. Người sinh nơi đó thường tụ họp quây quần và uống sữa. Do đó, tàng hàn, sinh ra chứng măn (đầy). Phép chữa nên dùng ngải cứu, cho nên ngải cứu cũng sản ra ở phương Bắc (1) [5].

Nam phương là một khu vực trưởng dưỡng của trời, đất, dương khí rất thịnh ở nơi đó. Đất ở đó thấp và thủy thổ ẩm ướt, thường tụ nhiều vụ lộ (sa mù và mốc). Người sinh nơi đó ưa ăn vị chua và các thức ướp (như tương, mắm), Tạng người thớ thịt mịn đặc và hiện sắc đỏ, phần nhiều mắc bệnh loạn tư (1).

Về phép trị, nên dùng “vi châm”. Cho nên “cửu châm” cũng sản xuất tại phương Nam (2) [6].

Trung ương, đất bằng phẳng và ẩm thấp, là một khu vực trời đất sinh ra muôn vật đông nhiều. Người sinh nơi đó, ăn uống nhiều thứ mà không bị vất vả lắm, nên thường mắc bệnh nuy, quyết, hàn, nhiệt (1) [7].

Về phép chữa nên dùng “đạo dẫn án cược “ cho nên phép đạo, dẫn, án cược cũng sán xuất ở Trung ương (2).

Cho nên thánh nhân tùy theo các địa phương, các khí hậu để thi dụng các phương pháp trị liệu, đều được thích nghi (đúng). V́ thế nên, phép trị khác mà bệnh đều khỏi.

异法方宜论篇第十二

黄帝问曰:医之治病也,一病而治各不同,皆愈何也?岐伯对曰:地势使然也。故东方之域,天地之所始生也,鱼盐之地,海滨傍水,其民食鱼而嗜咸,皆安其处,美其食,鱼者使人热中,盐者胜血,故其民皆黑色疏理,其病皆为痈疡,其治宜砭石,故砭石者,亦从东方来。

西方者,金玉之域,沙石之处,天地之所收引也,其民陵居而多风,水土刚强,其民不衣而褐荐,其民华食而脂肥,故邪不能伤其形体,其病生于内,其治宜毒药,故毒药者,亦从西方来。

北方者,天地所闭藏之域也,其地高陵居,风寒冰冽,其民乐野处而乳食,藏寒生满病,其治宜灸焫,故灸焫者,亦从北方来。

南方者,天地所长养,阳之所盛处也,其地下,水土弱,雾露之所聚也,其民嗜酸而食胕,故其民皆致理而赤色,其病挛痹,其治宜微针,故九针者,亦从南方来。

中央者,其地平以湿,天地所以生万物也众,其民食杂而不劳,故其病多痿厥寒热,其治宜导引按蹻,故导引按蹻者,亦从中央出也。

故圣人杂合以治,各得其所宜,故治所以异而病皆愈者,得病之情,知治之大体也。