Thiên mười sáu: CHẨN YẾU KINH CHUNG LUẬN

Hoàng Đế hỏi rằng: [1]

Cái cốt yếu của phép chẩn mạch, như thế nào? [1].

 Kỳ Bá thưa rằng: [2]

Tháng giêng, tháng hai, khí trời mới sinh, khí đất mới chớm...Khí của người qui tụ vào Can, v́ Cân thuộc Mộc [2].Tháng ba tháng tư, là hai tháng Th́n. Tỵ [3].Nguyệt kiến thuộc về Thổ với Hỏa. Khí  trời lúc đó đă tỏ hẳn, khi đất úc đó đă định hẳn, khi của người qui tụ vào Tỳ, v́ Tỳ thuộc Thổ, mà Thổ lại sinh Hỏa [4].

Tháng năm tháng sáu là hai tháng Ngọ và Vị (Mùi). Nguyệt kiến thuộc Hỏa. Hỏa thuộc phương Nam. Khi trời đă thịnh, khí đất đă cao, khí của người qui tụ lên đầu. V́ đầu thuộc về Nam phương Hỏa [5].

Tháng bảy, tháng tám là hai tháng Thân, Dậu. Nguyệt kiến thuộc Kim. Kim thuộc Tây phương. Dương khí của trời đă giáng xuống, mà Aâm khí của đất bốc lên, mới bắt đầu túc sái (hanh và lạnh); Khí của người qui tụ vào Phế, v́ Phế thuộc về Tây phương Kim [6].

 Tháng chín, tháng mười, là hai tháng Tuất, Hợi. Nguyệt kiến thuộc về Thủy. Aâm khí mới bắt đầu đọng giá, địa khí mới bắt đầu vít lấp; Khí của người qui tụ vào Tâm... Tức là Dương khí đă vào Tàng [7].

 Tháng mười một, tháng mười hai là hai tháng Tí, Sửu. Nguyệt kiến thuộc Thủy, Thủy thuộc về phương Bắc. Thủy đă cứng rắn, khí đất đă hợp, khí của người qui tụ vào Thận. V́ Thận thuộc bắc phương Thủy [8].

 Cho nên, mùa xuân thời “thích” ở Tán du (các du huyết ở đường mạch), với các tấu lư. Thấy chớm máu th́ thôi. Nếu bệnh hơi quá, thời cho hơi sâu châm xuống, để cho khí đạo được lưu thông [9].

 Mùa hạ “thích” vào Lạc du (các huyệt của Lạc), thấy chớm máu th́ thôi. Nếu để khí đạo truyền đi quá, lại gây nên sự bế tắc, mà bệnh đau càng tăng [10].

 Mùa Thu “thích” vào các thớ thịt ở bên trong b́ phu. Hoặc để nóùâng, hoặc xuống sâu, nhưng chỉ được vào tới thớ thịt, hễ thấy thần khí biến chuyển, thời thôi ngay [11].

 Mùa Đông, thích vào các “Du khiếu” ở bên trong thớ thịt (gần tới xương), bệnh nặng, cho thẳng châm xuống, bệnh nhẹ, chỉ nên châm tới thớ thịt thời thôi [12].

 Tất cả bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đều có nơi “thích” nhất định, mà sâu nóùâng đều có phép, không thể nhầm lẫn [13].

 Mùa Xuân mà thích vào bộ phận của mùa Hạ thời mạch loạn, khiến người khí sút đi, tà khí sẽ lấn vào cốt tủy, bệnh không thể khỏi. Do đó bệnh nhân sẽ không muốn ăn, và thiếu khí [14].

 Mùa Xuân mà thích vào bộ phận của mùa Thu, thời bệnh nhân gân sẽ co rút và khí nghịch, lại sinh ra chứng khái thấu, bệnh không thể khỏi, thường lại thêm cả chứng kinh, hoặc hay khóc [15].

 Mùa Xuân mà thích vào bộ phận của mùa Đông, khiến cho tà khí bám chặt vào trong Tàng, bệnh nhân sinh ra trướng măn, và cứ lẳng lặng không muốn nói thành tiếng [16].

 Mùa Hạ mà thích vào bộ phận của mùa Xuân, thời không những bệnh không khỏi, mà lại khiến bệnh nhân sinh ra ră rời mỏi mệt [17].

 Mùa Hạ mà thích vào bộ phận của mùa Thu, thời không những bệnh không khỏi, lại khiến bệnh nhân trong ḷng như muốn không nói ǵ, và cứ sợ sệt như người sắp bị bắt [18].

 Mùa Hạ mà thích vào bộ phận của mùa Đông, không những bệnh không khỏi, mà lại khiến bệnh nhân thiểu khí thường hay gắt gỏng khó chịu [19].

 Mùa Thu mà thích vào bộ phận của mùa Xuân, không những  bệnh không khỏi, lại khiến cho bệnh nhân cứ thắc mắc như định làm việc ǵ, đến lúc đứng lên làm thời lại  quên [20].

 Mùa Thu thích vào bộ phận của mùa Hạ, không những bệnh không khỏi, khiến cho bệnh nhân chỉ muốn nằm bày bạy, mà lại hay mơ mộng [21].

 Mùa Thu mà thích vào bộ phận của mùa Đông, không những bệnh không khỏi, lại khiến cho bệnh nhân thường rờn rợn ghê rét [22].

 Mùa Đông mà thích vào bộ phận của mùa Xuân, không những bệnh không khỏi, khiến cho bệnh nhân chỉ muốn nằm, nhưng dù nằm mà vẫn không sao chớp được mắt [23].

 Mùa Đông mà thích vào bộ phận của mùa Hạ, không những bệnh không khỏi, khiến cho bệnh nhân khí tiết quá nhiều ra ngoài gây thành các chứng tư [24].

 Mùa Đông mà thích vào bộ phận của mùa Thu, không những bệnh không khỏi, lại khiến cho bệnh nhân sinh ra chứng khác [25].

 Phàm thích vào Hung hay Phúc, cần nhất là phải tránh năm Tàng [26].Nếu trúng vào tâm, thời chỉ trong một đêm một ngày sẽ chết [27]. Nếu trúng vào tỳ, thời 5 ngày sẽ chết. Nếu trúng vào thận thời bảy ngày sẽ chết [28]. Nếu trúng và phế thời năm ngày sẽ chết [29].

 Nếu trúng vào cách, cũng là một loại thương trúng, bệnh dù có khỏi, nhưng quá một năm tất cũng phải chết [30].

 Thích, mà biết tránh năm tàng, tức là biết sự thuận nghịch đó [31]. Nóùi về thuận, tức là chỉ vào cái nơi mà Cách với Tỳ Thận giáp nhau [32].  Nhưng kẻ không biết thời trái lại thế [33].

 Thích vào Hung Phúc, phải lấy miếng vải mỏng phủ lên cái huyệt của ḿnh định thích đă, rồi mới dùng châm từ trên vải mà thích xuống. Thích một lần không khỏi lại thích thêm lần nữa. Lúc thích cần châm phải vững vàng ngay ngắn [34]. Thích vào chỗ sưng, nên làm lung lay mũi châm, nếu thích vào kinh mạch, thời đừng lung lay mũi kim. Đó là nói về phương pháp thích [35].

 Hoàng Đế hỏi rằng:

Chứng trạng lúc cuối cùng của mười hai kinh mạch như thế nào? [36].

 Kỳ Bá thưa rằng:

Mạch của kinh Thái dương, tới khi cuối cùng, thời chứng trạng phát hiện, mắt trợn ngược, tay chân uốn lật trái lại, hoặc co quắp không duỗi ra được, sắc mặt trắng bợt, mồ hôi ra đầm đ́a, lúc đó sẽ chết [37].

 Mạch của kinh Thiếu dương, tới lúc cuối cùng, các khớp xương đều ră rời, con ngươi mắt trông lệch sang một bên. Trong ṿng một ngày rưỡi thời chết. Hễ lúc nào thấy sắc mặt đương tái xanh, bỗng chuyển trắng bợt, tức là lúc thần chết đă đến [38].

 Mạch của kinh Dương minh tới lúc cuối cùng, miệng và tai thường méo lại hoặc vạy đi, hay sợ, nói càn, mạch ở tay và chân đều bật lên rất mạnh, ngoài da thịt không biết đau ngứa, đó là lúc sắp chết [39].

 Mạch ở kinh Thiếu âm tới lúc cuối cùng, sắc mặt đen xạm, răng khô và bợn bẩn, bụng trướng lên và vít lấp cả trên dưới không thông đó là thời kỳ chết [40].

 Mạch ở kinh Thái âm tới lúc cuối cùng, bụng trướng bế, khó thở, hay ợ, hay ọe, thời khí nghịch, khí nghịch thời mặt đỏ lên, khí không nghịch thời trên dưới không thông, không thông thời sinh ra mặt đen sạm, b́ mao khô đét đi...Đó là thời kỳ chết [41].

 Mạch của kinh quyết âm tới thời kỳ cuối cùng, bệnh nhân nóng ruột, cổ khô, hay đi tiểu, trong ḷng buồn bực, quá lắm thời lưỡi rụt, thận nang co rúm lại...Đó là thời kỳ chết [42].

 Trở lên là những bại chứng của 12 kinh [43].

诊要经终论篇第十六

黄帝问曰:诊要何如?岐伯对曰:正月二月,天气始方,地气始发,人气在肝。三月四月,天气正方,地气定发,人气在脾。五月六月,天气盛,地气高,人气在头。七月八月,阴气始杀,人气在肺。九月十月,阴气始冰,地气始闭,人气在心。十一月十二月,冰复,地气合,人气在肾。

故春刺散俞,及与分理,血出而止,甚者传气,间者环也。夏刺络俞,见血而止,尽气闭环,痛病必下。秋刺皮肤,循理,上下同法,神变而止。冬刺俞窍于分理,甚者直下,间者散下。春夏秋冬,各有所刺,法其所在。

春刺夏分,脉乱气微,入淫骨髓,病不能愈,令人不嗜食,又且少气。春刺秋分,筋挛逆气,环为嗽,病不愈,令人时惊,又且哭。春刺冬分,邪气著藏,令人胀,病不愈,又且欲言语。

夏刺春分,病不愈,令人解堕,夏刺秋分,病不愈,令人心中欲无言,惕惕如人将捕之。夏刺冬分,病不愈,令人少气,时欲怒。

秋刺春分,病不已,令人惕然,欲有所为,起而忘之。秋刺夏分,病不已,令人益嗜卧,又且善梦。秋刺冬分,病不已,令人洒洒时寒。

冬刺春分,病不已,令人欲卧不能眠,眠而有见。冬刺夏分,病不愈,气上,发为诸痹。冬刺秋分,病不已,令人善渴。

凡刺胸腹者,必避五藏。中心者,环死;中脾者,五日死;中肾者,七日死;中肺者,五日死;中鬲者,皆为伤中,其病虽愈,不过一岁必死。刺避五藏者,知逆从也。所谓从者,鬲与脾肾之处,不知者反之。刺胸腹者,必以布憿著之,乃从单布上刺,刺之不愈,复刺。刺针必肃,刺肿摇针,经刺勿摇,此刺之道也。

帝曰:愿闻十二经脉之终,奈何?岐伯曰:太阳之脉,其终也,戴眼反折,瘛瘲,其色白,绝汗乃出,出则死矣。少阳终者,耳聋,百节皆纵,目寰绝系,绝系一日半死,其死也,色先青白,乃死矣。阳明终者,口目动作,善惊忘言,色黄,其上下经盛,不仁,则终矣。少阴终者,面黑齿长而垢,腹胀闭,上下不通而终矣。太阴终者,腹胀闭不得息,善噫善呕,呕则逆,逆则面赤,不逆则上下不通,不通则面黑皮,毛焦而终矣。厥阴终者,中热嗌干,善溺心烦,甚则舌卷卵上缩而终矣。此十二经之所败也。