Thiên hai mươi ba: TUYÊN MINH NGŨ KHI

Sự dẫn vào các tàng của năm vị: Toan vào Can, Tân vào Phế, Khổ vào Tâm, Hàm vào Thận, Cam vào Tỳ [1].

Năm khí gây nên bệnh: Tâm phát ra chứng nấc, Phế phát ra chứng khái: Can phát ra chứng nóä, muốn nóùi luôn. Tỳ phát ra chứng miệng thường phải nuốt nước miếng, Thận phát ra chứng hay vươn vai và hắt hơi. Vị phát ra chứng khí nghịch, chứng ọe (ợ) và chứng khủng (sợ), Đại trường, Tiểu trướng phát ra chứng tiết (tả). Hạ tiêu ràn thành chứng thủy, Bàng quang không lợi thành chứng long (tiểu tiện vít, đau) hoặc bất cước (tức tiểu tiện bất cấm), và di niệu (xón đái), Đởm phát ra chứng Nóä. Đó là năm bệnh của 5 Tàng, hợp với khí của năm hành [2].

Tinh của năm tàng cùng dồn lại, sẽ phát các chứng: Tinh khí dồn lên Tâm thời thành chứng hay hỷ, dồn lên Phế thời thành chứng hay bị, dồn lên Tỳ thời thành chứng hay Uùy, dồn xuống Thận thời thành chứng hay khủng Năm chứng “dồn” đó, bởi v́ hư mới có thể dồn [3].

 Năm sự chết của năm Tàng: Tâm ghét nhiệt. Phế ghét hàn, Can ghét phong, Tỳ ghét thấp, Thận ghét táo [4].

 Năm Tàng hóa ra các chất lỏng: Tâm hóa ra hăn: Phế hóa ra thế (nước mũi), Can hóa ra lệ (nước mắt) Tỳ hóa diên (nước dăi). Thận hóa ra thóa (nước miếng) [5].

 Sự cấm kỵ của năm Vị, vị Tân dẫn vào khí, khi mắc bệnh không nên ăn nhiều vị tân, vị hàm dẫn vào huyết, huyết mắc bệnh không nên ăn nhiều vị hàm, vị khổ dẫn vào xương, xương mắc bệnh không nên ăn nhiều vị cam, vị toan dẫn vào Cân, cân mắc bệnh không nên ăn nhiều vị toan [6].

Các chứng bệnh phát ra ở 5 tàng: Thận âm mắc bệnh phát ra ở cốt, Tâm dương mắc bệnh phát ra ở huyết, Tỳ âm mắc bệnh, phát ra ở nhục, Can dương mắc bệnh phát về mùa Đông, Phế âm mắc bệnh phát về mùa Hạ [7].

 Năm sự rối loạn phát sinh bởi tà khí: Tà lấn vào Dương thời phát bệnh cuồng, tà lấn vào âm thời phát bệnh Tư, dương khí dồn lên thời phát chứng đau ở đầu, âm khí dồn lên thành chứng không nóùi được. Tà ở dương phận lấn vào âm thời bệnh nhân yên tĩnh, tà ở âm phận lấn vào dương thời bệnh nhân hay nóä [8].

 Năm tà khí hiện ra mạch: Mùa Xuân hiện mạch của mùa Thu, mùa Hạ hiện mạch của mùa Đông, mùa Trường hạ hiện mạch của mùa Xuân, mùa Thu hiện mạch của mùa Hạ, mùa Đông hiện mạch của mùa Trường hạ... Đó gọi là từ âm phận hiện ra dương phận đều là tà khí thắng, khó chữa [9].

 Các thừ “tàng” của năm Tàng, Tâm tàng thần, phế tàng phách, Can tàng hồn, Tỳ tàng ư, Thận tàng Chí [10].

 Các thứ sở chủ do năm Tàng: Tâm chủ về mạch Phế chủ về bà (da), Can chủ về Cân, Tỳ chủ về nhục, Thận chủ về cốt [11].

 Năm sự thái quá (lao, nhọc) làm thương đến năm Tàng. Trong lâu làm thương đến huyết, nằm lâu làm thương đến khí, ngồi lâu làm thương đến nhục, đứng lâu làm thương đến cốt, đi lâu làm thương đến Cân [12].

 Năm mạch tương ứng với bốn mùa: mạch của Can Huyền, mạch của Tâm Câu, mạch của Phế Mao, mạch của Tỳ Đại, mạch của Thận Thạch [13].

宣明五气篇第二十三

五味所入:酸入肝,辛入肺,苦入心,咸入肾,甘入脾,是谓五入。

五气所病:心为噫,肺为咳,肝为语,脾为吞,肾为欠为嚏,胃为气逆,为哕为恐,大肠小肠为泄,下焦溢为水,膀胱不利为癃,不约为遗溺,胆为怒,是谓五病。

五精所并:精气并于心则喜,并于肺则悲,并于肝则忧,并于脾则畏,并于肾则恐,是谓五并,虚而相并者也。

五藏所恶:心恶热,肺恶寒,肝恶风,脾恶湿,肾恶燥,是谓五恶。

五藏化液:心为汗,肺为涕,肝为泪,脾为涎,肾为唾,是谓五液。

五味所禁:辛走气,气病无多食辛;咸走血,血病无多食咸;苦走骨,骨病无多食苦;甘走肉,肉病无多食甘;酸走筋,筋病无多食酸;是谓五禁,无令多食。

五病所发:阴病发于骨,阳病发于血,阴病发于肉,阳病发于冬,阴病发于夏,是谓五发。

五邪所乱:邪入于阳则狂,邪入于阴则痹,搏阳则为巅疾,搏阴则为瘖,阳入之阴则静,阴出之阳则怒,是谓五乱。

五邪所见:春得秋脉,夏得冬脉,长夏得春脉,秋得夏脉,冬得长夏脉,名曰阴出之阳,病善怒不治,是谓五邪。皆同命,死不治。

五藏所藏:心藏神,肺藏魄,肝藏魂,脾藏意,肾藏志,是谓五藏所藏。

五藏所主:心主脉,肺主皮,肝主筋,脾主肉,肾主骨,是谓五主。

五劳所伤:久视伤血,久卧伤气,久坐伤肉,久立伤骨,久行伤筋,是谓五劳所伤。

五脉应象:肝脉弦,心脉钩,脾脉代,肺脉毛,肾脉石,是谓五藏之脉。