Thiên ba mươi sáu: THÍCH NGƯỢC

Chứng Ngược phát từ kinh Túc Thái dương, khiến người yêu đau, đầu nặng, rét từ phía lưng phát sinh, trước hàn sau nhiệt, hơi nóùng bừng bừng ngùn ngụt... Lúc nhiệt, mồ hôi toát ra mà bệnh vẫn không đứt. Thích ở huyệt Uûy trung cho ra huyết [1].

Bệnh phát từ mạch Túc Thiếu dương, khiến người thân thể mỏi mệt, không hàn lắm, không nhiệt lắm, ghét thấy người, thấy người phấp phỏng sợ hăi... Nhiệt nhiều, hăn ra nhiều... Nên thích ở huyệt Túc Thiếu dương. Hiệp khê [2].

Bệnh ngược phát từ Túc Dương minh, khiến  người trước rờn rợn ghê rét... Dần dần lâu mới nhiệt, đến lúc nhiệt giảm, hăn ra, thấy nhật nguyệt quanh và hỏa khí, đều lấy làm thích... Thích huyệt Túc Dương minh, xương dương [3].

Bệnh ngược phát tứ Tức Thái âm, khiến người không vui, thường thở dài, không thiết ăn, hàn nhiệt nhiều một khi hăn ra thời bệnh lại phát, phát thời ọe, ọe khỏi thời bệnh lui. Nên thích ngay. Công tôn [4].

Bệnh ngược phát từ Túc Thiếu âm khiến người nóùân thổ nhiều, nhiệt nhiều hàn ít, chỉ muốn đóng kín cửa lại để nằm... Bệnh này khó khỏi [5].

Bệnh ngược phát từ Túc quyết âm, khiến người yếu đau, thiếu phúc măn, tiểu tiện không lợi, như long bế, mà không thật long bế, nhưnng lại muốn tiểu luôn, ư chí như sợ sệt, khi bất túc, trong bụng  thường áy náy khó chịu... Nên thích túc Quyết âm. Thái xung [6].

Bệnh ngược phát tù Phế khiến người Tâm hàn, hàn rồi lại nhiệt, nhiệt đỡ lại hay sợ, như trông thấy vật ǵ... Thích Thủ Thái âm, Dương minh, liệt khuyết, Hợp cốc [7].

Bệnh ngược phát từ Tâm, khiến người trong Tâm rất phiền, chỉ muốn uống nước mát, lại hàn nhiều nhiệt ít... Nên thích Thủ Thiếu âm. Thần môn [8] .

Bệnh ngược phát từ Can, khiến người sắc mặt tái xanh, hay thở dài, như người sắp chết... Nên thích Túc Quyết âm, cho ra máu. Trung phong [9].

Bệnh ngược phát từ Tỳ, khiến người hàn, trong bụng đầy, nhiệt thời ruột sôi, sôi rồi hăn ra. Nên thích Túc Thái âm. Thương khâu [10].

Bệnh ngược phát từ Thận, khiến người nhờn nhờn ghét, yêu tích đau, phải uốn éo luôn, đại tiện khó, mắt trông trơ tráo mà không tỏ, tay chân lạnh... Thích Túc Thái dương, Uûy Trung, Thiếu âm, Đại trung [11].

Bệnh ngược phát từ vị, khiến người hay đói mà không ăn được, ăn vào lại đầy nghẽn, bụng to, thích tức dương minh, Giải khê, Túc tam lư, hoành mạch ở Túc Thái âm cho ra huyết [12].

Bệnh ngược phát rồi ḿnh mới nóùng, thích động mạch ở trên xương khoai, lay châm cho rộng, chờ cho ra huyết, sẽ mát ngay [13].

Bệnh ngược đương lúc muốn hàn, thích Thủ Dương minh, Thiếu dương thái uyên, Thái âm, Túc Dương minh Thái âm [14].

Ngược mạch măn và đại cấp dùng “trung châm” thích Bối du, và bên năm Khư du, mỗi huyệt một châm, theo đúng người béo gầy, chờ cho ra huyết [15].

Ngược mạch tiểu thực và cấp, “Cứu” huyệt Thiếu âm ở ống chân, thích huyệt Chỉ tỉnh [16].

Ngược mạch măn, đại và cấp, thích Bối du, năm khư du, mỗi nơi một lần, chỉ để vừa hành huyết thời thôi [17].

 Ngược mạch hoăn và quá hư, nên dùng thuốc uống, không nên dùng châm [18].

Phàm trị bệnh ngược, trước khi phát bệnh bằng một bữa ăn (ước nửa giờ đồng hồ) mới có thể chữa. Nếu quá lúc đó, sẽ lỡ, không nên chữa [19].

Các bệnh ngược, nếu không thấy biểu hiện ra ở mạch, thích mười đầu ngón tay cho ra huyết, huyết ra tất khỏi. Lại xem ở ḿnh có những nóùát đỏ và nhỏ như hạt đậu, cũng thích cả đi [20].

Mười hai chứng ngược, lúc phát ra không giống nhau và cùng một lúc, phải nên xem xét bệnh h́nh, để biết thuộc về Tàng nào... [21]

Biết lúc bệnh phát, trước một lát bằng bữa ăn cơm, sẽ thích [22]. Một lần thích thời tà khí suy, hai lần thích thời bệnh bớt, ba lần thích thời khỏi. Nếu chưa khỏi, thích hai mạch ở dưới lưỡi cho ra huyết, nếu vẫn không khỏi, thích huyệt Uûy trung cho ra huyết, lại thích luôn cả Khư du và Bối du, tất khỏi. Hai mạch dưới lưỡi, tức là Liêm tuyền [23].

Thích bệnh ngược, phải thích vào khoảng giữa nơi bệnh sẽ phát[24]. Nếu trước nhức đầu và chân đi khó khăn nên thích trên đầu với hai bên Huyền lô trán, khoảng giữa hai lông mày trước, cho ra huyết [25]. Nếu cổ và lưng đau trước, thích trước ở các huyệt đó [26]. Nếu yêu tích đau trước, thích huyệt Uûy trung cho ra huyết [27]. Nếu tay và cánh tay đau trước, trước thích ở huyệt Thủ Thiếu âm, Dương minh [28]. Nếu ống chân đau nhức trước, thích mười ngón chân thuộc Túc Dương minh trước, cho ra huyết [29].

Về chứng phong ngược, khi bệnh phát thời hăn ra và ố phong. Thích bỏ huyết ở Tam dương kinh và Bối du [30].

Oáng chân đau quá, bóp măi không khỏi, gọi là “Phụ tủy bệnh” dùng “Xàm châm” thích xâu vào xương huyết ra, khỏi ngay [31].

Thân thể hơi đau, thích Chí âm [32].

Các Tỉnh huyệt thuộc âm kinh, chưa ra huyết, nên cách ngày thích một lần [33].

Ngược không khát, cách ngày bệnh phát, thích Túc Thái dương, khát mà cách ngày bệnh phát, thích Túc Thiếu dương [34].

Oân ngược, hăn không ra được, nên thích năm mươi chín huyệt [35].

刺疟篇第三十六

足太阳之疟,令人腰痛头重,寒从背起,先寒后热,(火高)(火高)暍暍然,热止汗出,难已,刺郄中出血。

足少阳之疟,令人身体解(亻亦),寒不甚,热不甚,恶见人,见人心惕惕然,热多汗出甚,刺足少阳。

足阳明之疟,令人先寒,洒淅洒淅,寒甚久乃热,热去汗出,喜见日月光火气,乃快然,刺足阳明跗上。

足太阴之疟,令人不乐,好太息,不嗜食,多寒热汗出,病至则善呕,呕已乃衰,即取之。

足少阴之疟,令人呕吐甚,多寒热,热多寒少,欲闭户牖而处,其病难已。

足厥阴之疟,令人腰痛少腹满,小便不利,如癃状,非癃也,数便,意恐惧,气不足,腹中悒悒,刺足厥阴。

肺疟者,令人心寒,寒甚热,热间善惊,如有所见者,刺手太阴阳明。

心疟者,令人烦心甚,欲得清水,反寒多,不甚热,刺手少阴。

肝疟者,令人色苍苍然,太息,其状若死者,刺足厥阴见血。

脾疟者,令人寒,腹中痛,热则肠中鸣,鸣已汗出,刺足太阴。

肾疟者,令人洒洒然,腰脊痛,宛转,大便难,目(目旬)(目旬)然,手足寒,刺足太阳少阴。

胃疟者,令人且病也,善饥而不能食,食而支满腹大,刺足阳明太阴横脉出血。

疟发身方热,刺跗上动脉,开其空,出其血,立寒;疟方欲寒,刺手阳明太阴,足阳明太阴。疟脉满大急,刺背俞,用中针,傍伍胠俞各一,适肥瘦出其血也。疟脉小实急,灸胫少阴,刺指井。疟脉满大急,刺背俞,用五胠俞背俞各一,适行至于血也。

疟脉缓大虚,便宜用药,不宜用针。凡治疟,先发如食顷乃可以治,过之则失时也。诸疟而脉不见,刺十指间出血,血去必已,先视身之赤如小豆者尽取之。十二疟者,其发各不同时,察其病形,以知其何脉之病也。先其发时如食顷而刺之,一刺则衰,二刺则知,三刺则已;不已,刺舌下两脉出血,不已,刺郄中盛经出血,又刺项已下侠脊者必已。舌下两脉者,廉泉也。

刺疟者,必先问其病之所先发者,先刺之。先头痛及重者,先刺头上及两额两眉间出血。先项背痛者,先刺之。先腰脊痛者,先刺郄中出血。先手臂痛者,先刺手少阴阳明十指间。先足胫痠痛者,先刺足阳明十指间出血。风疟,疟发则汗出恶风,刺三阳经背俞之血者。(骨行)痠痛甚,按之不可,名曰胕髓病,以饞针针绝骨出血,立已。身体小痛,刺至阴,诸阴之井无出血,间日一刺。疟不渴,间日而作,刺足太阳;渴而间日作,刺足少阳;温疟汗不出,为五十九刺。