Thiên ba mươi tám: KHÁI LUẬN

Hoàng Đế hỏi:

Bệnh ở Phế, mà thành chứng ho, là v́ sao? [1]

Kỳ Bá thưa rằng:

Năm Tàng sáu Phủ, đều gây nên chứng “khái” không riêng ǵ một Phế [].

Xin cho biết chứng trạng... [3]

B́ mao, gốc sinh ra tự Phế. Bào mao mắc phải tà khí trước, tà khí liền theo với chỗ gốc sinh ra nóù [4].

Các thức uống ăn có tính lạnh lọt vào Vị theo Phế mạch dẫn lên Phế, thời Phế hàn, Phế hàn thời trong ngoài đều có tà, tà kư túc luôn ở đó, liên gây nên chứng Phế khái [5].

Năm Tàng đều theo về từng mùa, để mắc bệnh, nếu không phải mùa, sẽ truyền lẫn cho nhau [6].

Người với trời đất, “tương tham”, cho nên năm Tàng đều theo từng mùa để chủ trị [7].

Cảm v́ hàn thời mắc bệnh, nhẹ thời gây nên chứng khái, nặng thời gây nên chứng tiết, chứng thống (đau) [8].

Gặp mùa Thu, thời Phế bị tà trước, gặp mùa Xuân, thời Can bị tà trước, gặp mùa Hạ thời Tâm bị tà trước, gặp chí âm Thời Tỳ bị tà trước, gặp mùa Đông thời Thận bị tà trước [9].

Hoàng Đế hỏi:

Chứng trạng khác nhau thế nào? [14]

Kỳ Bá thưa rằng:

Chứng Trạng của Phế khái, khái mà thở suyễn thành tiếng, quá lắm thời nhổ ra huyết [16]. Chứng Trạng của Tâm khái, khái thời Tâm thống, trong cuống họng vướng mắc như nghẹn, quá lắm thời yết thũng, hầu tư [17]. Chứng trạng của Can khái, khái thời hai hiếp đau, quá lắm thời không thể trở ḿnh, trở ḿnh thời dươi Khư (dưới hiếp, tức lá lách) đầy [18]. Chứng trạng của Tỳ khái, khái thời Hữu hiếp đau, đau âm ỷ lên cả vai và lưng, quá lắm thời không thể cử động, cử động thời khái. Chứng trạng của Thận khái, khái thời đau nhức cả vai lưng, quá lắm thời khái ra dăi dây.

Hoàng Đế hỏi:

Chứng trạng của khái do sáu Phủ, thế nào? [20]

Kỳ Bá thưa rằng: [22]

Năm Tàng mắc khái lâu, sẽ đi sang sáu Phủ. Tỳ khái không dứt, thời di sang Vị [22].  Chứng trạng của Vị khái, lúc khái thường nóùân, quá lắm nóùân ra cả giun [23]. Can khái không dứt, thời di sang Đởm [24]. Chứng trạng của Đởm khái, lúc khái nóùân ra cả Đởm trấp (chua, đắng) [25]. Tâm khái không dứt, thời đi xuống Tiểu trường [26]. Chứng trạng của Tiểu trường khái, lúc khái thời thất khí (trung tiện), khí với khái đều mất [27]. Thận khái không dứt, di sang Bàng quang [28]. Chứng trạng của Bàng quang khái, lúc khái thời di niệu (són đái) [29]. Khái lâu không dứt thời di tới Tam tiêu. Chứng trạng của Tam tiêu khái, lúc khái thời phúc măn, không muốn uống ăn [30]. Chứng đó đều tụ ở Vị, liên quan lên Phế, khiến bệnh nhân sinh nhiều nước mũi nước dăi, mặt phù thũng, do khí nghịch gây nên... [31]

Phương pháp liệu trị thế nào?

Trị Tàng thời trị ở Du, trị Phủ thời trị ở “hợp”, nếu phù thũng thời trị ở kinh (1) [32].

咳论篇第三十八

黄帝问曰:肺之令人咳,何也?岐伯对曰:五藏六府皆令人咳,非独肺也。帝曰:愿闻其状。岐伯曰:皮毛者,肺之合也,皮毛先受邪气,邪气以从其合也。其寒饮食入胃,从肺脉上至于肺,则肺寒,肺寒则外内合邪,因而客之,则为肺咳。五藏各以其时受病,非其时,各传以与之。人与天地相参,故五藏各以治时,感于寒则受病,微则为咳,甚者为泄为痛。乘秋则肺先受邪,乘春则肝先受之,乘夏则心先受之,乘至阴则脾先受之,乘冬则肾先受之。

帝曰:何以异之?岐伯曰:肺咳之状,而喘息有音,甚则唾血。心咳之状,则心痛,喉中介介如梗状,甚则咽肿喉痹。肝咳之状,咳则两胁下痛,甚则不可以转,转则两胠下满。脾咳之状,咳则右胁下下痛,阴阴引肩背,甚则不可以动,动则咳剧。肾咳之状,咳则腰背相引而痛,甚则咳涎。

帝曰:六府之咳奈何?安所受病?岐伯曰:五藏之久咳,乃移于六府。脾咳不已,则胃受之,胃咳之状,咳而呕,呕甚则长虫出。肝咳不已,则胆受之,胆咳之状,咳呕胆汁,肺咳不已,则大肠受之,大肠咳状,咳而遗失。心咳不已,则小肠受之,小肠咳状,咳而失气,气与咳俱失。肾咳不已,则膀胱受之,膀胱咳状,咳而遗溺。久咳不已,则三焦受之,三焦咳状,咳而腹满,不欲食饮,此皆聚于胃,关于肺,使人多涕唾而面浮肿气逆也。

帝曰:治之奈何?岐伯曰:治藏者治其俞,治府者治其合,浮肿者治其经。帝曰:善。