Thiên năm mươi sáu: B̀ BỘ LUẬN

 Hoàng Đế hỏi:

Tôi nghe b́ (da) có phận bộ, mạch có kinh kỷ, cân có kết lạc, cốt có độ lượng... Chủ về bệnh đều có khác nhau. Vậy tả, hữu, trên, dưới và Aâm, Dương ở đâu, sinh ra bệnh trước sau thế nào, xin cho biết rơ [1].

 Kỳ Bá thưa rằng:

Muốn biết b́ bộ, phải dùng Kinh mạch để ghi nhớ. Các Kinh khác đều như vậy (1) [2].

Dương Lạc của Dương Minh, gọi là Hai phi. Trên dưới (tức Thủ, Túc Dương Minh) cùng một phép xét nhận. Hễ thấy trong bộ phận, có “phù lạc” hiện lên, tức là Lạc của Dương Minh. Trông xem sắc của nó, nếu xanh nhiều là “thống”, đen nhiều là “tư” hoàng và xích là nhiệt, trắng nhiều là hàn. Nếu năm sắc đều hiện làvừa hàn vừa nhiệt. Ở Lạc mà thịnh (nhiều), sẽ dẫn vào Kinh (1). Dương chủ về bệnh ở ngoài, Aâm chủ về bệnh ở trong. (2) [3].

Dương lạc của Thiếu dương, gọi là Khu tŕ. Trên dưới cùng một phương pháp. Hễ thấy trong bộ phận có “phù lạc” hiện lên, tức là Lạc của Thiếu dương. Lạc thịnh thời dẫn vào kinh. Cho nên ở Dương thời chủ dẫn vào, ở âm thời chủ dẫn ra, để lại thấm vào trong. Các kinh khác đều như vậy. (1) [4].

Dương lạc của Thái dương gọi là quan khu, trên dưới cùng một phương pháp. Hễ thấy trong bộ phận có phù lạc hiện lên tức là Lạc của Thái dương. Lạc thịnh thời dẫn vào Kinh [5].

 Aâm lạc của Thiếu âm gọi là Khu nhu. Trên dưới cùng một phương pháp. Hễ thấy trong bộ phận có phù lạc hiện lên, tức là Lạc của Thiếu âm. Lạc thịnh thời dẫn vào Kinh. Khi dẫn vào Kinh, qua Dương bộ để rót vào Kinh, khi dẫn ra, do âm bộ rót vào trong Cốt (1) [6].

Âm lạc của Tâm chủ gọi là Hạ kiên. Trên dưới cùng phương pháp. Hễ thấy trong bộ phận có phù lạc hiện lên, tức là Lạc của Tâm chủ, Lạc thịnh thời dẫn vào Kinh. “Trên” tức Thủ quyết âm Tâm chủ, “dưới” tức Túc quyết âm Can [7].

 Aâm lạc của Thái âm, gọi là quan trập. Trên dưới cùng phương pháp. Hễ thấy trong bộ phận có “phù lạc” hiện lên tức là Lạc của Thái âm. Lạc thịnh thời dẫn vào Kinh [8].

 Phàm Lạc mạch của mười hai kinh, đều có hiện ra ở b́ bộ [9].

 Xem đó thời biết: trăm bệnh khi mới phát sinh đều trước từ b́ mao. Tả trúng vào nó thời tấu lư mở ra. Tấu lư mở ra thời phạm vào Lạc mạch. Nếu cứ để nó ở đó mà không tả đi, thời nó sẽ truyền kinh. Vào kinh mà vẫn để vậy, thời nó lại truyền vào Phủ, và kư túc ở Trường, Vị [10].

 Tà khí mới phạm  vào b́ mao, thời các chân lông đều “sẩn” cả lên, rồi tấu khi mở ra mà dẫn vào Lạc [11].

 Khi vào lạc, thời Lạc mạch thịnh, sắc biến đi [12].

 Khi dẫn vào Kinh, thời khi của Tàng phủ bị hư mà lơm xuống [13].

 Nếu lưu ở khoảng cân cốt, hàn nhiều thời cân rút, cốt đau, nhiệt nhiều thời cân trùng, cốt tiêu, thịt sút, xương khoai nứt nẻ, lông tóc cứng thẳng, các bại chứng đều phát sinh [14].

 Mười hai bộ của b́, phát sinh bệnh thế nào? [15]

 B́ là bộ phận của mạch. Tà phạm vào b́ thời tấu lư mở ra, do đó tà phạm vào Lạc mạch, lại do Lạc mạch phạm vào Kinh mạch. Kinh mạch măn thời phạm vào Tàng, Phủ. Vậy biết. b́ cũng có bộ phận, v́ khi bất cập mới gây bệnh, nên bệnh lớn [16].

皮部论篇第五十六

黄帝问曰:余闻皮有分部,脉有经纪,筋有结络,骨有度量。其所生病各异,别其分部,左右上下,阴阳所在,病之始终,愿闻其道。

岐伯对曰:欲知皮部以经脉为纪者,诸经皆然。阳明之阳,名曰害蜚,上下同法。视其部中有浮络者,皆阳明之络也。其色多青则痛,多黑则痹,黄赤则热,多白则寒,五色皆见,则寒热也。络盛则入客于经,阳主外,阴主内。

少阳之阳,名曰枢持,上下同法。视其部中有浮络者,皆少阳之络也,络盛则入客于经,故在阳者主内,在阴者主出,以渗于内,诸经皆然。

太阳之阳,名曰关枢,上下同法。视其部中有浮络者,皆太阳之络也。络盛则入客于经。

少阴之阴,名曰枢儒,上下同法。视其部中有浮络者,皆少阴之络也。络盛则入客于经,其入经也,从阳部注于经;其出者,从阴内注于骨。

心主之阴,名曰害肩,上下同法。视其部中有浮络者,皆心主之络也。络盛则入客于经。

太阴之阴,名曰关蛰,上下同法。视其部中有浮络者,皆太阴之络也。络盛则入客于经。凡十二经络脉者,皮之部也。

是故百病之始生也,必先于皮毛,邪中之则腠理开,开则入客于络脉,留而不去,传入于经,留而不去,传入于府,廪于肠胃。邪之始入于皮毛也,晰然起毫毛,开腠理;其入于络也,则络脉盛色变;其入客于经也,则感虚乃陷下。其留于筋骨之间,寒多则筋挛骨痛,热多则筋弛骨消,肉烁(月囷)破,毛直而败。

帝曰:夫子言皮之十二部,其生病皆何如?岐伯曰:皮者脉之部也,邪客于皮则腠理开,开则邪入客于络脉,络脉满则注于经脉,经脉满则入舍于府藏也,故皮者有分部,不与而生大病也。