THIÊN 14: CỐT ĐỘ

Hoàng Đế hỏi Bá Cao: “Thiên ‘Mạch Độ’ có nói về sự dài và ngắn của kinh mạch, vậy chúng ta dựa vào đâu để lập nên (sự quy định) đó ?”[1].

Bá Cao đáp : “Trước hết, chúng ta nên đo đạc sự dài ngắn, rộng hẹp, lớn nhỏ của cốt tiết, được vậy thì mạch độ sẽ định vậy” [2].

Hoàng Đế hỏi: “Ta mong được nghe về mức độ trung bình của của người trung bình (chúng nhân)[3]. Con người trung bình đo dài được 7 xích 5 thốn, vậy sự dài ngắn, lớn nhỏ của cốt tiết của họ phải tính như thế nào (kỷ hà) ?[4].

Bá Cao nói: “Chu vi của đại cốt của đầu dài 2 xích 6 thốn, chu vi của ngực dài 4 xích 5 thốn, chu vi của thắt lưng dài 4 xích 2 thốn, vùng có tóc che phủ, tức là mí tóc trước trán đến mí tóc cổ gáy sau dài 1 xích 2 thốn, từ mí tóc trước xuống đến cằm dài 1 xích, người quân tử nên dùng phép chiết trung (để tính)”[5].

Từ kết hầu trở xuống đến giữa Khuyết bồn dài 4 thốn[6]. Từ Khuyết bồn trở xuống đến xương Cưu Vĩ dài 9 thốn[7]. Nếu quá (dài hoặc rộng hơn) thì Phế to ra, nếu không đủ (bất mãn) thì Phế nhỏ lại[8]. Từ xương kiếm (chấn thủy) xuống cho đến Thiên Xu dài 8 thốn[9]. Nếu quá thì Vị to ra, nếu bất cập thì Vị nhỏ lại[10]. Từ Thiên Xu xuống đến Hoành Cốt dài 6 thốn rưỡi[11]. Nếu quá thì hồi trường rộng và dài, nếu không đủthì hẹp và ngắn[12]. Xương hoành cốt dài 6 thốn rưỡi[13]. Từ mép trên của Hoành Cốt trở xuống cho đến mép trên của phía trong xương phụ cốt dài 1 xích 8 thốn[14]. Từ mép trên của phía trong xương phụ cốt trở xuống đến mép dưới dài 3 thốn rưỡi[15]. Từ mép dưới của xương phụ cốt trong xuống dưới đến mắt cá trong dài 1 xích 3 thốn[16]. Từ mắt cá xuống dưới mặt đất dài 3 thốn[17]. Từ kheo chân ngay đầu gối xuống dưới đến mu bàn chân dài 1 xích 3 thốn[18]. Từ mu bàn chân xuống tới mặt đất dài 3 thốn[19]. Cho nên, phần chu vi của cốt lớn thì gọi là thái quá, nhỏ thì gọi là bất cập[20].

Từ góc trán đến xương trụ cốt dài 1 xích[21]. Phần vận hành trong nách không hiện rõ ra dài 4 thốn[22]. Từ nách xuống dưới xương sườn cùng (quý hiếp) dài 1 xích 2 thốn[23]. Từ xương sườn cùng xuống đến mấu chuyển lớn (bễ khu) dài 6 thốn[24]. Từ mấu chuyển lớn xuống khe đầu gối dài 1 xích 9 thốn[25]. Từ đầu gối xuống đến mắt cá chân ngoài dài 1 xích 6 thốn[26]. Từ mắt cá ngoài xuống đến huyệt Kinh Cốt dài 3 thốn[27]. Từ huyệt Kinh cốt xuống đến mặt đất dài 1 thốn[28].

Phía sau tai, ngay nơi huyệt Hoàn Cốt đo ngang rộng 9 thốn[29]. Trước tai, ngang nơi cửa tai (Thính Cung) đo ngang rộng 1 xích 3 thốn[30]. Trong khoảng lưỡng quyền (2 má), 2 bên cách nhau 7 thốn[31]. Khoảng cách giữa 2 vú rộng 9 thốn rưỡi[32]. Khoảng cách giữa 2 mấu chuyển lớn rộng 6 thốn rưỡi[33]. Chân dài 1 xích 2 thốn, rộng 4 thốn rưỡi[34]. Từ vai đến khuỷu tay dài 1 xích 7 thốn[35]. Từ khuỷu tay đến cổ tay dài 1 xích 2 thốn rưỡi[36]. Từ cổ tay đến xương bản tiết của ngón giữa dài 4 thốn[37]. Từ xương bản tiết đến cuối (ngón tay) dài 4 thốn rưỡi[38].

Từ mí tóc gáy xuống dưới đến xương sống lưng dài 2 thốn rưỡi[39]. Từ lữ cốt trở xuống đến xương cùng  gồm 21 đốt, dài 3 xích[40]. Các đốt nằm trên mỗi đốt đều dài 1 thốn 4 phân 1 ly, phần còn dư lẻ lại đều được tính ở phần các đốt dưới, cho nên, 7 đốt trên cho đến lữ cốt dài 9 thốn 8 phân 7 ly[41].

Đây là những độ của cốt của chúng nhân: đa số người, từ đó (cổ nhân) lập nên sự dài ngắn của kinh mạch[42]. Nhờ đó, ta có thể nhìn kinh mạch được ở thân thể, khi nó hiện ra phù mà kiên, hiện ra rõ ràng mà lớn, đó là huyết nhiều; nhỏ mà trầm, đó khí nhiều[43].

骨度篇第十四

黃帝問於伯高曰:脈度言經脈之長短,何以立之?伯高曰:先度其骨節之大小廣狹長短,而脈度定矣。

黃帝曰:願聞眾人之度。人長七尺五寸者,其骨節之大小長短各幾何?伯高曰:頭之大骨,圍二尺六寸。胷圍四尺五寸。腰圍四尺二寸。髮所覆者,顱至項尺二寸。髮以下至頤長一尺,君子終折。結喉以下至缺盆中,長四寸。缺盆以下至(骨曷)骭,長九寸,過則肺大,不滿則肺小。(骨曷)骭以下至天樞,長八寸,過則胃大,不及則胃小。天樞以下至橫骨,長六寸半,過則廻腸

廣長,不滿則狹短。橫骨,長六寸半。橫骨上廉以下,至內輔之上廉,長一尺八寸。內輔之上廉以下,至下廉,長三寸半。內輔下廉,下至內踝,長一尺三寸。內踝以下至地,長三寸。膝膕以下至跗屬,長一尺六寸。跗屬以下至地,長三寸。故骨圍大則太過,小則不及。

角以下至柱骨,長一尺。行腋中不見者,長四寸。腋以下至季脅,長一尺二寸。季脅以下至髀樞,長六寸。髀樞以下至膝中,長一尺九寸。膝以下至外踝,長一尺六寸。外踝以下至京骨,長三寸。京骨以下至地,長一寸。

耳後當完骨者,廣九寸。

耳前當耳門者,廣一尺三寸。兩顴之間,相去七寸。兩乳之間,廣九寸半。

兩髀之間,廣六寸半。

足長一尺二寸,廣四寸半。肩至肘,長一尺七寸。肘至腕,長一尺二寸半。腕至中指本節,長四寸。本節至其末,長四寸半。

項髮以下至背骨,長二寸半。膂骨以下至尾骶二十一節,長三尺,上節長一寸四分分之一,奇分在下,故上七節至於膂骨九寸八分分之七。

此眾人骨之度也,所以立經脈之長短也。是故視其經脈之在於身也,其見浮而堅,其見明而大者多血,細而沉者多氣也。