THIÊN 16: DOANH KHÍ

 Hoàng Đế nói: “Con đường của doanh khí qúy nhất là ở chỗ nạp cốc khí nhập vào Vị, sau đó mới truyền lên cho Phế, tràn ngập ở trong và bố tán ra ngoài, phần tinh chuyên vận hành trong kinh toại, nó doanh hành 1 cách thường không bao giờ ngừng lại, chung rồi lại thỉ, đây chính là kỷ của Thiên Địa[1]. Cho nên, khí bắt đầu xuất ra từ Thái âm rồi chú rót vào kinh thủ Dương minh, vận hành lên trên rót vào kinh túc Dương minh, xuống dưới vận hành cho đến mu bàn chân rồi rót vào trong khoảng ngón cái để hợp với kinh Thái âm, đi lên trên áp vào Tỳ, từ Tỳ rót vào giữa Tâm, lại tuần hành theo kinh Thủ Thiếu âm, xuất ra khỏi nách, xuống dưới theo cẳng tay để rót vào ngón tay út, hợp với kinh Thủ Thái dương, lại vận hành lên trên, cưỡi lên nách, xuất ra ở xương má (dưới mắt) rót vào khoé mắt trong, lên đỉnh đầu, xuống đến cổ gáy để hợp với kinh túc Thái dương, tuần hành theo cột sống xuống dưới xương cùng, rồi lại đi xuống để rót vào đầu ngón út, tuần hành theo giữa ḷng bàn chân để rót vào kinh túc Thiếu âm, tuần hành lên trên rót vào Thận, từ Thận lại rót vào ngoài Tâm để rồi tán ra ở giữa lồng ngực, tuần hành theo mạch của kinh Tâm chủ, xuất ra dưới nách, đi xuống cẳng tay, xuất ra ở giữa 2 đường gân, nhập vào ḷng bàn tay, xuất ra ở đầu ngón giữa, trở lại rót vào đầu ngón áp út phía ngón út hợp với kinh Thủ Thiếu dương, đi lên trên rót vào Chiên Trung, tán ra ở Tam tiêu, từ Tam tiêu rót vào Đởm, xuất ra ở hông sườn, rót vào kinh túc Thiếu dương, lại đi xuống mu bàn chân, rồi lại từ mu bàn chân rót vào trong chỗ khoảng ngón chân cái để hợp với kinh Túc Quyết âm, vận hành lên trên đến Can, từ Can lên trên rót vào Phế, lên trên đến cổ họng, nhập vào khiếu  trong mũi (kháng tảng) dứt ở khiếu cổ họng (súc môn)[2].

Chi biệt của nó lên trên trán, tuần hành ở đỉnh đầu, xuống dưới cổ gáy, tuần hành theo cột sống nhập vào xương cùng, đó là nơi của Đốc mạch để lạc với Âm khí (bộ sinh dục), lên trên đi qua giữa cḥm lông mu, nhập vào giữa rốn, lên trên tuần hành theo bên trong bụng, nhập vào Khuyết bồn, xuống dưới rót vào giữa Phế, rồi lại xuất ra ở kinh Thái âm[3]. Đây chính là con đường vận hành của doanh khí, tạo thành lẽ thường của sự nghịch thuận vậy[4].

營氣篇第十六

黃帝曰:營氣之道,內穀為寶。穀入於胃,乃傳之肺,流溢於中,布散於外,精專者行於經隧,常營無已,終而復始,是謂天地之紀。故氣從太陰出注手陽明,上行注足陽明;下行至跗上,注大指間與太陰合;上行抵髀,從髀注心中,循手少陰,出腋下臂,注小指,合手太陽;上行乘腋,出(出頁)內,注目內眥,上巔下項,合足太陽;循脊下尻,下行注小指之端,循足心,注足少陰;上行注腎,從腎注心,外散於胷中;循心主脈,出腋下臂,出兩筋之間,入掌中,出中指之端,還注小指次指之端,合手少陽;上行注膻中,散於三焦;從三焦注膽出脅,注足少陽;下行至跗上,復從跗注大指間,合足厥陰;上行至肝,從肝上注肺;上循喉嚨,入頏顙之竅究於畜門。其支別者,上額循巔下項中,循脊入骶,是督脈也。絡陰器,上過毛中,入臍中,上循腹裏,入缺盆,下注肺中,復出太陰。此營氣之所行也,逆順之常也。