THIÊN 20 : NGŨ TÀ

Tà khí ở tại Phế sẽ làm cho bệnh b́ phu bị đau, hàn nhiệt, khí lên trên làm cho suyễn, mồ hôi ra, ho động đến vùng vai và lưng[1]. Thủ huyệt du nằm ở phía ngoài của vùng giữa ngực và huyệt nằm ở cạnh của ngũ tạng du ở tiết xương thứ  3, dùng tay đè lên chỗ nào thấy dễ chịu (đó là chân huyệt), nên châm chỗ đó, thủ huyệt giữa Khuyết bồn để xua đuổi (Phế tà)[2].

Tà khí ở tại Can sẽ làm cho trong khoảng hông sườn bị đau, bị hàn ở trong giữa thân, ác huyết ở trong, khi đi đứng thường hay bị co rút, thường là sưng thũng ở chân[3]. Nên thủ huyệt Hành Gian nhằm dẫn thống khí dưới hông sườn, bổ huyệt Tam lư nhằm làm ôn (ấm) trong Vị, thủ ác huyết  ở huyết mạch nhằm làm tán ác huyết, thủ những nơi có mạch mầu xanh nằm trong vùng tai nhằm xua đuổi chứng co rút[4].

Tà khí ở Tỳ Vị sẽ làm cho bệnh cơ nhục thống, khi Dương khí hữu dư, Âm khí bất túc th́ sẽ thành chứng nhiệt trung, dễ đói; khi Dương khí bất túc, Âm khí hữu dư th́ sẽ thành chứng hàn trung, ruột kêu (sôi) bụng đau, đó là Âm Dương đều hữu dư, nếu âm dương đều bất túc th́ hữu hàn, hữu nhiệt; tất cả đều điều ḥa bằng huyệt Tam Lư [5].

Tà khí ở tại Thận sẽ làm cho bệnh cốt thống, Âm tư - bệnh Âm tư là chứng mà ta dùng tay đè lên không biết được, bụng trướng, thắt lưng đau, đại tiện khó khăn, đau từ vai, lưng, cổ và gáy, thường hay bị choáng váng, nên thủ huyệt Dũng Tuyền và Côn Lôn, khi thấy có huyết ứ nên châm xuất huyết cho hết[6].

Tà khí ở tại Tâm sẽ làm cho bệnh Tâm thống, thường hay lo buồn, choáng váng té xuống, nên xem hữu dư hoặc bất túc để điều ḥa các du huyệt[7].

五邪篇第二十

邪在肺,則病皮膚痛,寒熱,上氣喘,汗出,欬動肩背。取之膺中外俞,背三節五臟之旁,以手疾按之,快然,乃刺之;取之缺盆中以越之。

邪在肝,則兩脅中痛,寒中,惡血在內,行善掣節,時腳腫。取之行間以引脅下,補三里以溫胃中,取血脈以散惡血,取耳間青脈以去其掣。

邪在脾胃,則病肌肉痛。陽氣有餘,陰氣不足,則熱中善飢。陽氣不足,陰氣有餘,則寒中腸鳴腹痛。陰陽俱有餘,若俱不足,則有寒有熱。皆調於三里。

邪在腎,則病骨痛陰痺。陰痺者,按之而不得,腹脹腰痛,大便難,肩背頸項痛,時眩。取之涌泉、崑崙,視有血者盡取之。

邪在心則病心痛,喜悲,時眩仆,視有餘不足而調之其輸也。