THIÊN 22: ĐIÊN CUỒNG

Khoé mắt ngoài rạch ở mặt gọi là khoé mắt nhọn, khoé mắt nằm trong gần mũi gọi là nội tý: khoé mắt trong[1]. Mí mắt trên thuộc ngoại tý, mí mắt dưới thuộc nội tý[2].

Chứng Điên tật lúc mới bắt đầu sinh ra, trước hết làm cho bệnh nhân không vui, đầu bị nặng và đau nhức, nhìn thấy đỏ, nếu bệnh phát lên đến cực rồi giảm (dứt), sau đó bị phiền Tâm, bệnh bộc lộ ở Thiên đình[3]. Nên thủ các huyệt ở kinh thủ Thái dương, thủ Dương minh, thủ Thái âm, châm xuất huyết cho đến khi nào màu của huyết biến (đỏ) mới thôi[4].

Bệnh Điên tật khi mới bắt đầu phát, làm cho miệng méo phải rên la, hơi thở suyễn, lo sợ, biểu hiện ở 2 kinh thủ Dương minh và thủ Thái dương[5]. Nếu bên trái bị đau cứng thì công vào bên phải, nếu bên phải bị đau cứng thì công vào bên trái, khi nào màu của huyết biến (đỏ) thì mới thôi[6].

Bệnh Điên tật khi mới bắt đầu phát, trước hết người bệnh bị vặn ngược cứng đờ, nhân đó bị cứng cột sống, bệnh biểu hiện ở các kinh túc Thái dương, túc Dương minh, túc Thái âm, thủ Thái âm[7]. Châm xuất huyết cho đến khi nào huyết biến đỏ mới thôi[8].

Phép trị bệnh điên tật, (người thầy thuốc) phải thường ở bên cạnh (người bệnh) để quan sát những nơi cần thủ huyệt để chữa[9]. Nếu bệnh đến, ta nhìn kỹ chỗ có bệnh để châm tả, ta chứa huyệt này vào 1 cái bầu, đợi khi nào bệnh phát thì huyết sẽ động 1 mình[10]. Nếu không động thì cứu cùng cốt 20 tráng, Cùng cốt chính là để cốt: đốt xương sống cùng[11].

Bệnh Cốt điên tật làm cho bệnh nhân mặt vàng, răng (vùng từ Thái dương đến răng), tất cả phận nhục đó đều bị trướng mãn, tách rời với xương, mồ hôi ra, phiền muốn ói ra nhiều nước có bọt, khí đi xuống dưới và tiết ra ngoài thì không trị được [12].

Bệnh Cân điên tật làm cho bệnh nhân thân mình bị cuống lại,co giật (mạch đại)[13]. Nên châm huyệt Đại Trữ của đường kinh lớn ở cổ gáy[14]. Nếu ói ra nhiều nước có bọt, khí đi xuống và tiết ra ngoài thì không trị được [15].

Bệnh Mạch điên tật làm cho bệnh nhân hay té nhào dữ dội, các mạch ở tứ chi đều trướng lên và buông lỏng, mạch bị mãn[16]. Nên châm xuất huyết cho kỳ hết[17]. Nếu mạch không mãn thì cứu các huyệt ở dọc theo cổ gáy của kinh Thái dương, cứu huyệt Đới mạch ở thắt lưng, nằm cách thắt lưng khoảng hơn 3 thốn, các huyệt thuộc bản du của tay chân và trong khoảng phận nhục[18]. Nếu ói ra nhiều nước có bọt, khí đi xuống dưới và tiết ra ngoài thì không trị được [19].

Bệnh điên tật mà phát ra nhanh như bệnh cuồng thì phải chết, không trị được[20] .

Khi bệnh cuồng bắt đầu sinh ra, trước hết bệnh nhân thấy buồn, thường hay quên, giận dữ, lo sợ, tất cả đều do lo lắng và đói[21]. Phép trị nên thủ các huyệt của các kinh Ttủ Thái âm, Dương minh, chờ khi nào màu của huyết biến đỏ thì mới thôi, tiếp theo thủ các huyệt ở túc Thái âm và Dương minh[22].

Bệnh cuồng bắt đầu phát ra thì bệnh nhân ít nằm, không đói, tự cho mình là người hiền ở trên cao, tự coi mình là người trí, tự cho mình là tôn qúy, thường hay mạ lị người khác ngày đêm không nghỉ[23]. Phép trị nên thủ các huyệt ở kinh thủ Dương minh, Thái dương, Thái âm, huyệt dưới lưỡi, kinh Thiếu âm[24]. Nếu thấy nơi nào thịnh thì thủ huyệt châm, nếu không thấy thịnh thì không châm[25].

Bệnh mà cuồng ngôn, kinh sợ, hay cười, thích ca hát, thường hay đi lang thang, đó là do quá khủng khiếp, quá sợ[25]. Phép trị nên thủ các huyệt ở kinh thủ Dương minh, Thái dương, Thái âm[26].

Bệnh cuồng làm cho bệnh nhân mắt thấy bậy ba, tai nghe bậy bạ, hay la to, đó là do thiểu khí mà ra[27]. Phép trị nên thủ các huyệt ở kinh thủ Thái dương, Thái âm, Dương minh, túc Thái âm, đầu và 2 bên má, hàm[28].

Người bị cuồng thường hay ăn nhiều và thường hay thấy qủy thần, hay cười mà không phát lộ ra bề ngoài, đó là do quá vui mừng[29]. Phép trị là nên thủ các huyệt ở các kinh túc Thái âm, Thái dương, Dương minh, tiếp theo sau là thủ các huyệt ở các kinh thủ Thái âm, Thái dương, và Dương minh[29].

Nếu bệnh cuồng mà mới phát lên chưa ứng ra những bệnh chứng như đã nói trên, trước hết nên thủ huyệt Khúc Tuyền ở hai bên động mạch bên trái và phải[30]. Nếu thấy thịnh thì nên châm xuất huyết, bệnh sẽ khỏi trong giây lát, nếu không hết nên dùng phép châm như trên và phép cứu huyệt ở xương cùng 20 tráng[31].

Bị chứng Phong nghịch, tứ chi bị bạo thũng, thân mình thấy lạnh cầm cập, có lúc lạnh đến cấm khẩu, lúc đói thì lòng phiền, lúc no thì hay biến động không yên[32]. Nên  thủ các huyệt ở các kinh thủ Thái âm, cả biểu lẫn lý, và kinh túc Thiếu âm, Dương minh[33]. Nơi nào nhục khí bị lạnh thì thủ huyệt Huỳnh, nơi nào cốt bị lạnh thì thủ huyệt Tỉnh và Kinh[34].

Chứng Quyết nghịch gây bệnh làm cho chân bị lạnh ghê gớm, lồng ngực như muốn vỡ tung ra, trường (ruột) như đang bị dao cắt, lòng bứt rứt nên không được an, mạch đại tiểu đều sắc[35]. Nếu thân còn ấm thì thủ huyệt ở kinh túc Thiếu âm, nếu thân bị lạnh thì thủ huyệt ở kinh túc Dương minh. (Nói tóm lại), nếu lạnh thì châm bổ, nếu ấm thì châm tả[36].

Chứng Quyết nghịch làm cho bụng bị trướng, ruột sôi, ngực bị đầy làm cho không thở được[37]. Nên thủ huyệt nằm ở sườn thứ hai bên dưới ngực, nơi mà bệnh nhân ho sẽ động đến đầu ngón tay, đồng thời dùng tay ấn lên huyệt ở bối du thì bệnh sẽ khỏi ngay[38].

Nếu bệnh nội bế sẽ làm cho bệnh nhân không đi tiểu được, nên châm huyệt của kinh túc Thiếu âm và Thái Dương cùng với huyệt ở xương cùng, dùng kim Trường châm[39].

Bị bệnh khí nghịch, nên thủ các huyệt ở kinh Thái âm, Dương minh, Quyết âm, nếu nặng thì thủ các kinh Thiếu âm, Dương minh, nên quan sát kinh nào có bệnh để châm[40].

Nếu bị bệnh khí ngắn, thân mình lạnh cầm cập, tiếng nói kéo dài ra, xương bị đau buốt, thân mình nặng nề, lười biếng không muốn động, châm bổ túc Thiếu âm[41].

Người bị bệnh khí ngắn, hơi thở ngắn không liên tục, nếu có làm động tác gì thì khí càng bị tiêu, nên châm bổ kinh túc Thiếu âm, châm xuất huyết các nơi huyết lạc[42].

癲狂篇第二十二

目眥:外決於面者為銳眥,在內近鼻者為內眥;上為外眥,下為內眥。

癲疾始生,先不樂,頭重痛,視舉目赤甚,作極已而煩心,候之於顏,取手太陽、陽明、太陰,血變而止。

癲疾始作,而引口啼呼喘悸者,候之手陽明、太陽,左強者攻其右,右強者攻其左,血變而止。

癲疾始作,先反僵,因而脊痛,候之足太陽陽明太陰、手太陽,血變而止。

治癲疾者,常與之居,察其所當取之處,病至視之,有過者瀉之,置其血於瓠壺之中,至其發時,血獨動矣。不動,灸窮骨二十壯。窮骨者,骶骨也。

骨癲疾者,顑齒諸腧分肉皆滿,而骨居汗出,煩悗,嘔多沃沫,氣下泄不治。

筋癲疾者,身倦攣,急大,刺項大經之大杼脈。嘔多沃沫,氣下泄,不治。

脈癲疾者,暴仆,四肢之脈皆脹而縱。脈滿,盡刺之出血;不滿,灸之挾項太陽,灸帶脈於腰相去三寸,諸分肉本輸。嘔多沃沫,氣下泄,不治。

癲疾者,疾發如狂者,死不治。

狂始生,先自悲也。喜忘苦怒善恐者,得之憂飢。治之取手太陰陽明,血變而止,及取太陰陽明。

狂始發,少臥不飢,自高賢也,自辯智也,自尊貴也,善罵詈,日夜不休。治之取手陽明太陽太陰、舌下少陰,視之盛者皆取之,不盛釋之也。

狂言,驚,善笑,好歌樂,妄行不休者,得之大恐,治之取手陽明太陽太陰。

狂,目妄見,耳妄聞,善呼者,少氣之所生也。治之取手太陽太陰陽明、足太陰、頭兩顑。

狂者,多食,善見鬼神,善笑而不發於外者,得之有所大喜。治之取足太陰太陽陽明,後取手太陰太陽陽明。

狂而新發,未應如此者,先取曲泉左右動脈,及盛者見血,有頃已。不已,以法取之,灸骨骶二十壯。

風逆,暴四肢腫,身漯漯,唏然時寒,飢則煩,飽則善變,取手太陰表裏、足少陰陽明之經,肉清取滎,骨清取井經也。

厥逆為病也,足暴清,胷將若裂,腸若將以刀切之,煩而不能食,脈大小皆濇,煖取足少陰,清取足陽明,清則補之,溫則瀉之。

厥逆,腹脹滿,腸鳴,胷滿不得息,取之下胷二脅;欬而動手者,與背腧,以手按之立快者是也。

內閉不得溲,刺足少陰太陽與骶上以長鍼。

氣逆則取其太陰陽明厥陰,甚取少陰陽明動者之經也。

少氣,身漯漯也,言吸吸也,骨痠體重,懈惰不能動,補足少陰。

短氣,息短不屬,動作氣索,補足少陰,去血絡也。