THIÊN 24: QUYẾT BỆNH

Chứng Quyết đầu thống làm cho mặt như bị sưng lên, khởi lên Tâm phiền, thủ huyệt ở kinh túc Dương minh và Thái âm[1].

Chứng Quyết đầu thống làm cho mạch ở đầu bị đau, tâm bi, thường hay khóc, nên xem cái động mạch ở đầu, nếu ngược lại bị thịnh, phải châm xuất huyết cho hết, sau đó mới điều bổ kinh túc Quyết âm[2].

Chứng Quyết đầu thống xảy ra 1 cách vững chắc, đầu nặng mà đau, nên châm tả 5 hàng mạch trên đầu, mỗi hàng 5 huyệt, trước hết thủ huyệt ở kinh thủ Thiếu âm, sau đó thủ ở kinh túc Thiếu âm[3].

Chứng Quyết đầu thống làm cho ư hay quên, dùng tay đè lên không thấy nơi nào đau, nên châm vào nơi động mạch ở 2 bên phải và trái của đầu và mặt, sau đó mới thủ huyệt ở kinh túc Thiếu âm[4].

Chứng Quyết đầu thống trước hết làm cho cổ gáy bị đau, ứng với thắt lưng và cột sống, trước hết thủ huyệt Thiên Trụ, sau đó thủ huyệt ở kinh túc Thái dương[5].

Chứng Quyết đầu thống làm cho đầu bị đau nặng, mạch ở trước và sau tai như dâng vọt lên, phát nhiệt, châm tả, xuất huyết, sau đó thủ huyệt ở kinh túc Thiếu dương[6].

Chứng Chân đầu thống làm cho đầu bị đau nặng, năo bị đau suốt, tay chân bị hàn đến tận các đốt (tiết), trường hợp này chết, không trị được[7].

Chứng đầu thống (mà) không thủ các huyệt du để chữa, đó là v́ người bệnh bị té, bị đánh, ác huyết lưu lại bên trong, phần cơ nhục bị thương, bị đau chưa khỏi, nếu thấy châm được nơi đau th́ châm, nếu không được th́ không thể thủ du huyệt ở xa[8].

Chứng đầu thống (mà) không thể châm được, đó là chứng đại tư gây thành ác hoạn (bệnh tật khó khăn), gặp ngày Phong đều xảy ra, chúng ta chỉ có thể làm giảm bớt thôi, không thể hết được[9].

Chứng đầu thống, hàn 1 bên, trước hết thủ huyệt ở kinh thủ Thiếu dương, Dương minh, sau đó thủ ở kinh túc Thiếu Dương, Dương minh[10].

Chứng Quyết tâm thống, đau  ra đến vùng lưng, hay bị khiết túng, như có cái ǵ từ ngoài sau đến chạm vào Tâm, làm cho người bệnh bị gù lưng, đó gọi là Thận tâm thống; trước hết thủ huyệt Kinh Cốt, Côn Lôn, nếu như đă phát châm rồi mà bệnh vẫn không khỏi, thủ thêm huyệt Nhiên Cốc[11].

Chứng Quyết tâm thống làm cho bụng bị trướng, ngực bị đầy, Tâm càng bị đau nhiều hơn, gọi là chứng ‘Vị Tâm thống’, thủ huyệt Đại Đô, Thái Bạch[12].

Chứng Quyết tâm thống làm cho bệnh nhân đau như như dùng cây chùy đâm vào Tâm, Tâm bị đau nhiều, gọi là chứng ‘Tỳ Tâm thống’, thủ huyệt Nhiên Cốc, Đại Khê [13].

Chứng Quyết tâm thống làm cho sắc mặt bị xanh, xanh như mầu của người chết, suốt ngày không thở được 1 hơi dài, gọi là chứng ‘Can Tâm thống’, thủ huyệt Hành Gian, Đại Xung[14].

Chứng Quyết tâm thống, nếu nằm hoặc nhàn rỗi th́ Tâm thống được giăn, bớt, khi nào hoạt động th́ đau nhiều hơn, không biến sắc mặt, gọi là chứng ‘Phế Tâm thống’, thủ huyệt Ngư Tế, Đại Uyên[15].

Chứng Chân Tâm thống làm cho tay chân bị xanh cho đến các đốt ngón, Tâm bị đau nhiều, sáng phát chiều chết, chiều phát sáng chết[16].

Chứng Tâm thống không châm được:

· Ở trung bộ có cái ǵ thịnh tụ lại, không thể thủ các du huyệt để châm[17].

· Trong ruột có trùng hà, và cógiun, tất cả đều không thể châm bằng tiểu châm[18]. Chứng Tâm trường thống làm cho bệnh nhân áo năo mà đau đớn, (Những con giun này) tụ lại làm vùng (ngực và bụng) sưng lên, nó đi lên xuống, đau có lúc ngưng nghỉ[19]. Bụng bị nhiệt và hay khát nước, nước dăi chảy ra, đây là bởi con giun gây ra[20]. Dùng tay đè chúng lại, nên kiên tŕ đừng để đi sai chỗ, dùng kim lớn để châm, nên giữ thật lâu cho đến khi con giun bị bất động rồi mới rút kim ra[21]. Bụng đầy, đau 1 cách áo năo (đó là chứng hà tụ) thành h́nh, từ giữa để đi lên trên[22]. Tai bị điếc không nghe được ǵ, nên thủ huyệt ở trong tai[23]. Nếu tai bị kêu, thủ huyệt ở động mạch trước tai[24]. Tai đau không châm được, đó là trong tai có mủ như là đang có rái tai khô, tai không nghe được[25]. Tai điếc, thủ huyệt ở ngón tay áp út ở phía ngón tay út, nằm ở chỗ giao nhục với móng tay[26]. Trước hết chọn huyệt ở tay, sau đó chọn huyệt ở chân[27]. Tai kêu, thủ huyệt nằm ở chỗ gần móng tay của ngón tay giữa, đau bên trái  chọn huyệt ở bên phải , đau bên phải  chọn huyệt ở bên trái, trước hết chọn huyệt ở tay, sau đến huyệt ở chân[28]. Xương đùi không đưa lên được, nên nằm nghiêng một bên để thủ huyệt, huyệt nằm ở chỗ mấu chuyền, châm sâu bằng kim viêm lợi châm, không nên dùng kim đại châm[29]. Bệnh tiêu ra máu, thủ huyệt Khúc Tuyền[30]. Chứng phong tư ngày càng tràn ngập tà khí, bệnh không thể khỏi được, chân như đang đạp trên băng tuyết, có lúc như đi vào nước nóng[31]. Từ đùi đến ống chân đều bị tràn ngập tà khí, Tâm phiền, đầu đau, có khi nôn, có khi bứt rứt, sau khi choáng váng th́ mồ hôi ra, để lâu ngày th́ mắt hoa, buồn mà hay lo sợ, đoản khí, như vậy sống không quá 3 năm th́ phải chết[32].

厥病篇第二十四

厥頭痛,面若腫,起而煩心,取之足陽明太陰。厥頭痛,頭脈痛,心悲善泣,視頭動脈反盛者,刺盡去血,後調足厥陰。厥頭痛,貞貞頭重而痛,瀉頭上五行行五,先取手少陰,後取足少陰。厥頭痛,意善忘,按之不得,取頭面左右動脈,後取足太陰。厥頭痛,項先痛,腰脊為應,先取天柱,後取足太陽。厥頭痛,頭痛甚,耳前後脈涌有熱,瀉出其血,後取足少陽。真頭痛,頭痛甚,腦盡痛,手足寒至節,死不治。頭痛不可取於腧者,有所擊墮,惡血在於內。若肉傷痛未已,可則刺,不可遠取也。頭痛不可刺者,大痺為惡,日作者,可令少愈,不可已。頭半寒痛,先取手少陽陽明,後取足少陽陽明。

厥心痛,與背相控,善瘈,如從後觸其心,傴僂者,腎心痛也,先取京骨、崑崙;發狂不已,取然谷。厥心痛,腹脹胷滿,心尤痛甚,胃心痛也,取之大都、太白。厥心痛,痛如以錐鍼刺其心,心痛甚者,脾心痛也,取之然谷、太谿。厥心痛,色蒼蒼如死狀,終日不得太息,肝心痛也,取之行間、太衝。厥心痛,臥若徒居,心痛間,動作痛益甚,色不變,肺心痛也,取之魚際、太淵。真心痛,手足青至節,心痛甚,旦發夕死,夕發旦死。心痛不可刺者,中有盛聚,不可取於腧。腸中有蟲瘕及蛟蛕,皆不可取以小鍼。心腸痛,憹作痛,腫聚,往來上下行,痛有休止。腹熱喜渴,涎出者,是蛟蛕也,以手聚按而堅持之,無令得移,以大鍼刺之,久持之,蟲不動,乃出鍼也。(并心)腹,憹痛,形中上者。


耳聾無聞,取耳中。耳鳴,取耳前動脈。耳痛不可刺者,耳中有膿,若有乾耵聹,耳無聞也。耳聾,取手小指次指爪甲上與肉交者。先取手,後取足。耳鳴,取手中指爪甲上,左取右,右取左。先取手,後取足。

足髀不可舉,側而取之,在樞合中,以員利鍼,大鍼不可刺。

病注下血,取曲泉。

風痺淫濼,病不可已者,足如履冰,時如入湯中,股脛淫濼,煩心頭痛,時嘔時悶,眩已汗出,久則目眩,悲以喜恐,短氣不樂,不出三年死也。