THIÊN 30: QUYẾT KHÍ

Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe con người có tinh, có khí, có tân, có dịch, có huyết, có mạch, ư của ta cho là tất cả những khí ấy chỉ là một mà thôi, nay nó lại được phân biệt ra thành 6 tên khác nhau, Ta không hiểu v́ lư do nào lại như vậy ?"[1].

Kỳ Bá đáp : "Hai thần cùng đánh nhau rồi hợp lại để thành h́nh, thường sinh ra trước thân thể của chúng ta, gọi đó như tinh"[2].

"Thế nào là khí ?"[3].

Kỳ Bá đáp : "Khí ở Thượng tiêu khai phát ra nhằm tuyên tán khí của ngũ cốc và Vị, làm ấm b́ phu, làm sung măn cho thân thể, làm trơn nhuận cho lông mao, nó ví như là những làn khí của mù và móc đă tưới thắm khắp nơi, đó gọi là khí"[4].

"Thế nào gọi là tân ?"[5].

Kỳ Bá đáp : "Khi nào tấu lư phát tiết ra, làm mồ hôi chảy ra ướt đằm, gọi đó là tân"[6].

"Thế nào là dịch"[7].

Kỳ Bá đáp : "Khí ngũ cốc nhập vào (Vị) th́ (hậu thiên khí) sẽ tràn đầy, chất trấp sẽ làm nhuận trơn và rót vào cốc, cốt thuộc vai tṛ co duỗi, tiết ra và làm nhuận trơn, bổ ích năo tủy, b́ phu được nhuận trơn, đó gọi là dịch"[8].

"Thế nào là huyết ?"[9].

Kỳ Bá đáp : "Trung tiêu nhận lấy khí, lấy chất trấp, biến hóa để thành màu đỏ, đó là huyết"[10].

"Thế nào là mạch ?"[11].

Kỳ Bá đáp : "Cái đề pḥng cho doanh khí, khiến cho nó không chạy tránh ra nơi khác, gọi là mạch"[12].

Hoàng Đế hỏi: "Làm thế nào để biết được sự hữu dư hoặc bất túc của lục khí, biết được sự nhiều ít của khí, biết được sự hư thực của năo tủy, sự thanh trọc của huyết mạch ?"[13].

Kỳ Bá đáp : "Tinh bị thoát th́ tai điếc[14]. Khí bị thoát th́ mắt không c̣n sáng[15]. Tân bị thoát th́ tấu lư khai, mồ hôi ra quá nhiều[16]. tinh dịch bị thoát th́ cốt sẽ khó khăn trong việc co duỗi, sắc bị yểu[17]. Năo tủy bị tiêu hao, cẳng chân bị đau buốt, tai bị ù[18]. Huyết bị thoát th́ sắc diện sẽ trắng sẽ không c̣n nhuận trạch, mạch bị không hư [19]. Tất cả là những bộc lộ của các điều kể trên"[20].

Hoàng Đế hỏi: "Vấn đề qúy và tiện trong lục khí như thế nào ?"[21].

Kỳ Bá đáp : "Lục khí đều có những bộ vị làm chủ, sự qúy tiện, thiện ác phải đúng thời của nó, tuy nhiên, ngũ cốc vẫn hóa khí trong Vị và Vị đóng vai biển lớn"[22].

决氣篇第三十

黃帝曰:余聞人有精、氣、津、液、血、脈,余意以為一氣耳,今乃辨為六名,余不知其所以然。岐伯曰:兩神相搏,合而成形,常先身生,是謂精。何謂氣?岐伯曰:上焦開發,宣五穀味,熏膚充身澤毛,若霧露之溉,是謂氣。何謂津?岐伯曰:腠理發泄,汗出溱溱,是謂津。何謂液?岐伯曰:穀入氣滿,淖澤注於骨,骨屬屈伸,泄澤,補益腦髓,皮膚潤澤,是謂液。何謂血?岐伯曰:中焦受氣取汁,變化而赤,是謂血。何謂脈?岐伯曰:壅遏營氣,令無所避,是謂脈。

黃帝曰:六氣者有餘不足,氣之多少,腦髓之虛實,血脈之清濁,何以知之?岐伯曰:精脫者,耳聾。氣脫者,目不明。津脫者,腠理開,汗大泄。液脫者,骨屬屈伸不利,色夭,腦髓消,脛痠,耳數鳴。血脫者,色白,夭然不澤,其脈空虛。此其候也。

黃帝曰:六氣者,貴賤何如?岐伯曰:六氣者,各有部主也。其貴賤善惡可為常主,然五穀與胃為大海也。