THIÊN 34: NGŨ LOẠN

Hoàng Đế hỏi: "Kinh mạch có 12, phân biệt bằng ngũ hành, phân chia thành tứ thời, vậy nó bị thất như thế nào để thành loạn ? Nó đắc như thế nào để được trị ?"[1].

Kỳ Bá đáp : "Ngũ hành biến theo thứ tự của nó, bốn mùa thay đổi theo sự phân biệt rơ ràng, khi nào con người sống thuận với ngũ hành và tứ thời th́ trị, sống nghịch là loạn"[2].

Hoàng Đế hỏi: "Thế nào gọi là sống tương thuận ?"[3].

Kỳ Bá đáp : "Con người có 12 kinh mạch là để ứng với 12 nguyệt, 12 nguyệt phân làm tứ thời, tứ thời gồm xuân thu, đông hạ[4]. Khí của chúng khác nhau, khí doanh vệ lại sống nương theo với tứ thời, nếu Âm Dương được ḥa, khí thanh và trọc không can phạm vào nhau, như vậy ắt sẽ thuận mà thành trị"[5].

Hoàng Đế hỏi: "Thế nào gọi là nghịch và loạn ?"[6].

Kỳ Bá đáp : "Khi mà thanh khí ở tại Âm, c̣n trọc khí ở tại Dương, doanh khí thuận với mạch c̣n vệ khí lại nghịch hành, khí thanh và trọc cùng can phạm vào nhau, loạn sẽ xảy ra ở giữa ngực, đó gọi là đại muộn ( bứt rứt lớn)[7]. Cho nên nếu khí loạn ở Tâm th́ Tâm sẽ bị phiền, thích yên lặng, cúi đầu núp tránh nơi yên tĩnh[8]. Nếu khí loạn ở Phế sẽ bị hơi suyễn đến cúi ngửa, phải dùng tay ấn lên để thở[9]. Nếu loạn ở Trường Vị sẽ thành chứng hoắc loạn[10]. Nếu loạn ở cẳng tay và cẳng chân th́ sẽ bị chứng tứ chi quyết lănh[11]. Nếu loạn ở đầu th́ sẽ thành chứng quyết nghịch, đầu nặng, mắt hoa, té xuống"[12].

Hoàng Đế hỏi: "Đối với chứng ngũ loạn, ta có phép châm không ?"[13].

Kỳ Bá đáp : "Nó có con đường đến mà cũng có con đường ra đi, nếu ta biết thẩm sát được con đường đi và đến ấy để châm, đó đáng được gọi là phép báu để giữ thân"[14].

Hoàng Đế hỏi: "Đúng thay ! Ta mong được nghe về cái đạo ( con đường ấy)"[15].

Kỳ Bá đáp : "Nếu khí ở tại Tâm, ta thủ huyệt Du của kinh thủ Thiếu âm và thủ Tâm chủ[16]. Nếu khí ở tại Phế, ta thủ huyệt Huỳnh của kinh thủ Thái âm, huyệt Du kinh túc Thiếu âm[16]. Nếu khí ở tại Trường Vị, ta thủ huyệt ở kinh túc Thái âm, Dương minh; nếu châm mà tà khí vẫn không xuống, ta thủ huyệt Tam Lư[17]. Nếu khí ở tại đầu, ta thủ huyệt Thiên Trụ và Đại Trữ; nếu không ứng, ta lại thủ huyệt Huỳnh và Du của kinh túc Thái dương[18]. Nếu khí ở tại tay và chân th́ trước hết nên châm xuất huyết ở các huyết lạc, sau đó thủ huyệt Huỳnh và Du của kinh (thủ túc) Dương minh và Thiếu dương"[19].

Hoàng Đế hỏi: "Việc bổ tả phải thế nào ?"[20].

Kỳ Bá đáp : "Châm vào chậm, rút ra chậm, gọi là dẫn dắt khí, việc bổ tả vốn vô h́nh cho nên tất cả đều nhằm bảo vệ cho được cái tinh khí, chứ không phải các trường hợp châm trị đối với hữu dư và bất túc khác, mà chỉ cần dẫn dắt khí đang nghịch nhau (trở lại ḥa hoăn nhau) mà thôi"[21].

Hoàng Đế nói: "Xứng đáng thay cho cái Đạo (y) ! Rơ ràng thay cho những lời lập luận (của y), Ta mong nội dung trên được ghi vào Ngọc bản gọi tên là Trị Loạn"[22].

五亂篇第三十四

黃帝曰:經脈十二者,別為五行,分為四時,何失而亂?何得而治?岐伯曰:五行有序,四時有分,相順則治,相逆則亂。黃帝曰:何謂相順?岐伯曰:經脈十二者以應十二月,十二月者分為四時,四時春夏秋冬夏,其氣各異,榮衛相隨,陰陽已和,清濁不相干。如是則順之而治。黃帝曰:何謂逆而亂?岐伯曰:清氣在陰,濁氣在陽,榮氣順脈,衛氣逆行,清濁相干,亂於胷中,是謂大悗。故氣亂於心則煩心密嘿,俛首靜伏。亂於肺則俛仰煩喝,接手以呼。亂於腸胃則為霍亂。亂於臂脛則為四厥。亂於頭則為厥逆,頭重眩仆。

黃帝曰:五亂者,刺之有道乎?岐伯曰:有道以來,有道以去。審知其道,是謂身寶。黃帝曰:善。願聞其道!岐伯曰:氣在於心者,取之手少陰心主之輸。氣在於肺者,取之手太陰滎、足少陰輸。氣在於腸胃者,取之足太陰陽明,不下者取之三里。氣在於頭者,取之天柱大杼;不知,取足太陽滎輸。氣在於臂足,取之先去血脈,後取其陽明少陽之滎輸。

黃帝曰:補瀉奈何?岐伯曰:徐入徐出,謂之導氣。補瀉無形,謂之同精。是非有餘不足也,亂氣之相逆也。黃帝曰:允乎哉道!明乎哉論!請著之玉版,命曰治亂也。