THIÊN 40: ÂM DƯƠNG THANH TRỌC LUẬN

Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe con người có 12 kinh mạch nhằm ứng với 12 kinh thủy, biểu hiện của ngũ sắc đều khác nhau, khí thanh trọc không giống nhau, nếu như huyết và khí được hiểu là một th́ sự ứng nhau sẽ thế nào ?"[1].

Kỳ Bá đáp : "Huyết khí của con người, nếu có thể hợp nhất làm một th́ thiên hạ sẽ cùng hợp nhất, làm ǵ có loạn xảy ra ?"[2].

Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe về một con người thôi, chứ ta không hỏi mọi người trong thiên hạ"[3].

Kỳ Bá đáp : "Ôi ! Một con người nào đó cũng có loạn khí, mọi người trong thiên hạ cũng có loạn nhân, cái lư giữa loạn khí và loạn nhân có thể hợp làm một"[4].

Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe về khí thanh trọc của con người"[5].

Kỳ Bá đáp : "Khí của con người thụ nhận ở cốc khí, đó là trọc, thụ nhận ở Thiên khí, đó là thanh[6]. Khí thanh rót vào Âm, khí trọc rót vào Dương[7]. Khí trọc theo với thanh để lên trên, xuất ra nơi cổ họng (yết), khí thanh theo với trọc sẽ đi xuống phía dưới[8]. Thanh và trọc can dự vào nhau, gọi là loạn khí"[9].

Hoàng Đế hỏi: "Ôi ! Âm th́ thanh, Dương th́ trọc, trong trọc có thanh, trong thanh có trọc, làm thế nào để phân biệt được đâu là thanh trọc ?"[10].

Kỳ Bá đáp : "Sự phân biệt đại khái của khí, đó là thanh khí lên trên rót vào Phế, trọc khí chạy xuống đến Vị[11]. Thanh khí của Vị lên trên xuất ra ở miệng, trọc khí của Phế xuống dưới rót vào kinh, bên trong nó tích vào biển"[12].

Hoàng Đế hỏi: "Các kinh Dương đều trọc, nhưng kinh nào là trọc nhất ?"[13].

Kỳ Bá đáp : "Kinh thủ Thái dương một ḿnh thụ nhận trọc khí của Dương, kinh thủ Thái âm một ḿnh thụ nhận thanh khí của Âm[14]. Thanh khí lên trên chạy ra không thiếu, trọc khí đi xuống dưới đến các kinh[15]. Các kinh Âm đều thanh, duy kinh túc Thái âm một ḿnh nhận lấy trọc khí"[16].

Hoàng Đế hỏi: "Phép trị phải thế nào ?"[17].

Kỳ Bá đáp : "Khí của thanh khí th́ hoạt (trơn), khí của trọc khí th́ sắc rít, đó lẽ thường của khí, cho nên, nếu châm Âm khí th́ châm sâu mà lưu kim lâu, nếu châm Dương khí th́ châm cạn mà rút kim ra nhanh[18]. Khi nào khí thanh và trọc cùng can dự vào nhau th́ tính theo đường số (tùy thuộc vào sự xuất nhập của khí huyết) mà điều ḥa"[19].

陰陽清濁篇第四十

黃帝曰:余聞十二經脈以應十二經水者,其五色各異,清濁不同,人之血氣若一,應之奈何?岐伯曰:人之血氣,苟能若一,則天下為一矣,惡有亂者乎?黃帝曰:余問一人,非問天下之眾。岐伯曰:夫一人者,亦有亂氣,天下之眾,亦有亂人,其合為一耳。

黃帝曰:願聞人氣之清濁。岐伯曰:受穀者濁,受氣者清。清者注陰,濁者注陽。濁而清者上出於咽,清而濁者則下行。清濁相干,命曰亂氣。

黃帝曰:夫陰清而陽濁,濁者有清,清者有濁,清濁別之奈何?岐伯曰:氣之大別,清者上注於肺,濁者下走於胃。胃之清氣,上出於口;肺之濁氣,下注於經,內積於海。

黃帝曰:諸陽皆濁,何陽獨甚乎?岐伯曰:手太陽獨受陽之濁,手太陰獨受陰之清。其清者上走空竅,其濁者下行諸經。諸陰皆清,足太陰獨受其濁。

黃帝曰:治之奈何?岐伯曰:清者其氣滑,濁者其氣濇,此氣之常也。故刺陰者,深而留之;刺陽者,淺而疾之;清濁相干者,以數調之也。