THIÊN 41: ÂM DƯƠNG  HỆ NHẬT NGUYỆT LUẬN

Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói Thiên thuộc Dương, Địa thuộc Âm, Nhật thuộc Dương, Nguyệt thuộc Âm, những điều nói trên hợp với con người như thế nào ?"[1].

Kỳ Bá đáp : "Từ thắt lưng trở lên thuộc Thiên, từ thắt lưng trở xuống thuộc Địa, cho nên Thiên thuộc Dương, Địa thuộc Âm, cho nên 12 kinh mạch của Túc nhằm ứng với 12 nguyệt[2]. Nguyệt sinh ra từ thủy, cho nên bên dưới thuộc Âm, 10 ngón tay thuộc Thủ nhằm ứng với 10 nhật, nhật chủ về Hỏa, cho nên bên trên thuộc Dương"[3].

Hoàng Đế hỏi: "Khi nó hợp với kinh mạch của Thủ Túc thì thế nào ?"[4].

Kỳ Bá đáp : "Tháng Dần là tháng sinh Dương của chính nguyệt (tháng giêng), chủ về Thiếu Dương của tả túc, tháng Vị (mùi) là tháng 6 chủ Thiếu dương của hữu túc, tháng Mão là tháng 2 chủ Thái dương của tả túc, tháng Ngọ là tháng 5 chủ Thái dương của hữu túc, tháng Thìn là tháng 3 chủ Dương minh của tả túc, tháng Tỵ là tháng 4 chủ Dương minh của hữu túc; đây là lúc lưỡng Dương hợp nhau ởphía trước, vì thế gọi là Dương minh[5].

Tháng Thân là tháng 7 chủ Thiếu âm của hữu túc, đây là tháng sinh Âm, tháng Sửu là tháng 12 chủ Thiếu âm của tả túc, tháng Dậu là tháng 8 chủ Thái âm của hữu túc, tháng Tý là tháng 11 chủ Thái âm của tả túc, tháng Tuất là tháng 9 chủ Quyết âm của hữu túc, tháng Hợi là tháng 10 chủ Quyết âm của tả túc; đây là lưỡng Âm giao ở tận, cho nên gọi là Quyết âm[6].

Giáp chủ Thiếu Dương của tả thủ, Kỷ chủ Thiếu Dương của hữu thủ, Ất chủ Thái dương của tả thủ, Mậu chủ Thái dương của hữu thủ, Bính chủ Dương minh của tả thủ, Đinh chủ Dương minh của hữu thủ, đây là giai đoạn của lưỡng Hỏa cùng hợp chung nhau, cho nên gọi là Dương minh[7].

Canh chủ Thiếu âm của hữu thủ, Qúy chủ Thiếu âm của tả thủ, Tân chủ Thái âm của hữu thủ, Nhâm chủ Thái âm của tả thủ [8].

Cho nên Dương của Túc thuộc về Thiếu dương trong Âm, Âm của Túc thuộc về Thái âm trong Âm, Dương của Thủ thuộc Thái dương trong Dương, Âm của Thủ thuộc về Thiếu âm trong Dương[9]. Từ thắt lưng trở lên thuộc Dương, từ thắt lưng trở xuống thuộc Âm[10].

... Đối với ngũ tạng, Tâm thuộc Thái Dương trong Dương, Phế thuộc Thiếu âm trong Dương, Can thuộc Thiếu dương trong Âm, Tỳ thuộc Chí âm trong âm, Thận thuộc Thái âm trong Âm"[11].

Hoàng Đế hỏi: "Phép châm trị phải thế nào ?"[12].

Kỳ Bá đáp : "Tháng giêng, tháng 2 và tháng 3, nhân khí tại tả, không nên châm vào Dương khí ở tả túc, tháng 4, tháng 5 và tháng 6, nhân khí ở tại hữu, không nên châm vào Dương khí ở hữu túc, tháng 7, tháng 8, tháng 9, nhân khí ở tại hữu, không nên châm vào Âm khí ở hữu túc, tháng 10, tháng 11, tháng 12, nhân khí ở tại tả, không nên châm vào Âm khí ở tả túc"[13].

Hoàng Đế hỏi: "Trong ngũ hành, đông phương thuộc Giáp Ất Mộc, nó chủ mùa xuân (nó làm cho xuân được vượng), mùa xuân thuộc màu xanh, chủ về Can, Can thuộc Túc Quyết âm[14]. Nay phu tử lại cho rằng Giáp thuộc Thiếu dương của tả thủ, không hợp với độ số (mà chúng ta đã nói), tại sao vậy ?"[15].

Kỳ Bá đáp : "Đây là Âm Dương của Thiên Địa, nó không phải là sự vận hành của ngũ hành trong tứ thời, vả lại Âm Dương là cái gì hữu danh mà vô hình, cho nên nếu đếm ra thì con số có đến mười, nếu suy ra có đến trăm, tán rộng ra có đến ngàn, suy ra có đến vạn... Đó là ý nghĩa về Âm Dương mà chúng ta vừa bàn đến vậy"[16].

陰陽繫日月篇第四十一

黃帝曰:余聞天為陽,地為陰;日為陽,月為陰。其合之於人奈何?岐伯曰:腰以上為天,腰以下為地,故天為陽,地為陰。故足之十二經脈以應十二月,月生於水,故在下者為陰;手之十指以應十日,日主火,故在上者為陽。

黃帝曰:合之於脈奈何?岐伯曰:寅者,正月之生陽也,主左足之少陽;未者六月,主右足之少陽。卯者二月,主左足之太陽;午者五月,

主右足之太陽。辰者三月,主左足之陽明;巳者四月,主右足之陽明,此兩陽合於前,故曰陽明。申者,七月之生陰也,主右足之少陰;丑者十二月,主左足之少陰。酉者八月,主右足之太陰;子者十一月,主左足之太陰。戌者九月,主右足之厥陰;亥者十月,主左足之厥陰,此兩陰交盡,故曰厥陰。

甲主左手之少陽,己主右手之少陽;乙主左手之太陽,戊主右手之太陽;丙主左手之陽明,丁主右手之陽明,此兩火并合,故為陽明。庚主右手之少陰,癸主左手之少陰;辛主右手之太陰,壬主左手之太陰。

故足之陽者,陰中之少陽也。足之陰者,陰中之太陰也。手之陽者,陽中之太陽也。手之陰者,陽中之少陰也。腰以上者為陽,腰以下者為陰。其於五臟也,心為陽中之太陽,肺為陽中之少陰,肝為陰中之少陽,脾為陰中之至陰,腎為陰中之太陰。

黃帝曰:以治奈何?岐伯曰:正月二月三月,人氣在左,無刺左足之陽;四月五月六月,人氣在右,無刺右足之陽;七月八月九月,人氣在右,無刺右足之陰;十月十一月十二月,人氣在左,無刺左足之陰。

黃帝曰:五行以東方為甲乙木主春,春者蒼色,主肝。肝者,足厥陰也。今乃以甲為左手之少陽,不合於數,何也?岐伯曰:此天地之陰陽也,非四時五行之以次行也。且夫陰陽者,有名而無形,故數之可十,推之可百,數之可千,推之可萬,此之謂也。