THIÊN 42:  BỆNH TRUYỀN

Hoàng Đế hỏi: "Ta đă nhận được ư nghĩa của cửu châm nơi phu tử, nhưng ta có xem riêng các phương trị bệnh, ta thấy có khi phải dẫn dắt để được hành khí, hoặc dùng phép án ma, phép cứu chườm, phép châm biếm, uống thuốc, có thể chọn một trong những phép trên, hay là áp dụng tất cả (cho một người bệnh) ?"[1].

Kỳ Bá đáp : "Khi nói chư phương (các phương) là có ư nói đến phương nào đó dùng cho một số người nào đó, không thể dùng tất cho một người"[2].

Hoàng Đế hỏi: "Đây chính là ư nghĩa mà chúng ta thường nói: hăy giữ lấy cái nhất, đừng để mất đi lẽ biến trong vạn vật, nhờ vậy ta sẽ biết được cái Đạo của vạn vật[3]. Nay ta được nghe về chỗ yếu điệu của Âm Dương, về cái lư hư thực, về những bệnh làm nghiêng ngả con người, về t́nh trạng bệnh c̣n ở cạn có thể trị được... Ta mong được nghe thêm về sự biến hóa của bệnh, về dâm tà truyền vào làm tuyệt bại thân thể đến nỗi không c̣n trị được nữa, Ta có thể nghe những điều ấy được không ?"[4].

Kỳ Bá đáp : "Ôi ! Câu hỏi về Đạo (y) mới yếu điệu làm sao ! Nó sáng tỏ như tỉnh giấc ban ngày, nó khó khăn như nhắm mắt ban đêm, nó như cái ǵ mà ta có thể mang lên người, mặc vào người, thần khí nhờ đó mà sinh ra, biểu hiện thành, làm thế nào để đạt được lẽ dưỡng sinh là phải gần liền với Đạo y để thần khí tự giữ được, cái lư sinh ra thần khí, phải được viết ra ghi vào sách vở chứ không thể chỉ truyền lại riêng cho con cháu ḿnh mà thôi"[5].

Hoàng Đế hỏi: "Thế nào gọi là tỉnh giấc ban ngày ?"[6]

Kỳ Bá đáp : "Đây chỉ vào ai rơ được lẽ biến hóa của Âm Dương, như giải được mối nghi hoặc, như vừa tỉnh giấc say rượu"[7].

Hoàng Đế hỏi: "Thế nào gọi là nhắm mắt ban đêm ?"[8].

Kỳ Bá đáp : "Đây chỉ vào người nào như đang câm lặng không nói được ǵ, mờ mịt như không thấy bóng h́nh, đưa đến t́nh trạng làm cho b́ mao bị thất điệu, làm cho tấu lư khai, làm cho chính khí bị nghiêng ngả, dâm tà như nước vỡ bờ, huyết mạch bị tà khí tràn ngập và truyền vào, đại khí nhập vào tạng, phúc đau lan xuống dưới, khiến cho đến chỗ chết, không thể sống được"[9].

Hoàng Đế hỏi: "Đại khí (tà khí) nhập vào tạng th́ diễn biến như thế nào ?"[10].

Kỳ Bá đáp : "Nếu bệnh phát ra ở trước Tâm, sau 1 ngày sẽ truyền đến Phế, sau 3 ngày sẽ truyền đến Can, sau 5 ngày sẽ truyền đến Tỳ, nếu thêm 3 ngày nữa mà bệnh không khỏi th́ sẽ chết; Nếu bệnh vào mùa đông th́ sẽ chết vào giữa đêm, c̣n nếu bệnh vào mùa hạ th́ sẽ chết vào giữa trưa[11].

Nếu bệnh phát ra trước ở Phế, sau 3 ngày sẽ truyền đến Can, sau 1 ngày nữa sẽ truyền đến Tỳ, sau 5 ngày nữa sẽ truyền đến Vị, nếu thêm 10 ngày nữa mà bệnh không khỏi th́ chết; Nếu bệnh vào mùa đông th́ sẽ chết vào lúc mặt trời lặn, nếu bệnh vào mùa hạ th́ chết lúc mặt trời mọc[12].

Nếu bệnh phát ra trước ở Can, sau 3 ngày nữa sẽ truyền đến Tỳ, sau 5 ngày nữa sẽ truyền đến Vị, sau thêm 3 ngày nữa sẽ truyền đến Thận, nếu thêm 3 ngày nữa mà bệnh không khỏi th́ sẽ chết; Nếu bệnh vào mùa đông th́ chết lúc mặt trời lặn, nếu bệnh vào mùa hạ th́ chết vào lúc ăn sáng[13].

Nếu bệnh phát ra trước ở Tỳ, sau 1 ngày sẽ truyền đến Vị, sau 2 ngày sẽ truyền đến Thận, sau 3 ngày sẽ truyền đến vùng thịt lữ thuộc Bàng quang kinh, nếu thêm 10 ngày nữa mà bệnh không khỏi th́ sẽ chết; Nếu bệnh ở mùa đông sẽ chết vào giờ mà nhân khí ổn định nhất, nếu bệnh vào mùa hạ th́ sẽ chết vào lúc ăn trưa[14].

Nếu bệnh phát ra trước ở Vị, sau 5 ngày sẽ truyền đến Thận, thêm 3 ngày nữa sẽ truyền đến vùng thăn thịt 2 bên cột sống, thuộc Bàng quang kinh, thêm 5ngày nữa sẽ truyền đến Tâm, nếu thêm 2 ngày nữa mà bệnh không khỏi th́ sẽ chết. Nếu bệnh ở mùa đông, sẽ chết vào nửa đêm, nếu bệnh vào mùa hạ, sẽ chết vào xế chiều[15].

Nếu bệnh phát ra trước ở Thận, sau 3 ngày nữa sẽ truyền đến vùng thăn thịt 2 bên cột sống, thuộc Bàng quang kinh, thêm 3 ngày nữa sẽ truyền lên đến Tâm, thêm 3 ngày nữa sẽ truyền đến Tiểu trường, nếu thêm 3 ngày nữa mà không khỏi bệnh th́ sẽ chết; Nếu bệnh vào mùa đông th́ sẽ chết vào lúc vừa sáng, nếu bệnh vào mùa hạ th́ sẽ chết vào quá trưa[16].

Nếu bệnh phát ra trước ở Bàng quang, sau 5 ngày sẽ truyền đến Thận, thêm 1 ngày nữa sẽ truyền đến Tiểu trường, thêm 1 ngày nữa sẽ truyền đến Tâm, nếu thêm 2 ngày nữa mà bệnh không khỏi th́ sẽ chết; Nếu bệnh vào mùa đông th́ sẽ chết vào lúc gà gáy, bệnh vào mùa hạ th́ sẽ chết vào lúc quá trưa[17].

      Các bệnh cứ theo thứ tự để truyền cho nhau như thế, tất cả đều theo đúng với tứ kỳ ( thời) để chết, không thể châm để trị được[18]. Nếu bệnh mà truyền theo con đường gián 1 tạng hoặc gián 2, 3, 4 tạng th́ có thể châm trị được"[19].

病傳篇第四十二

黃帝曰:余受九鍼於夫子,而私覽於諸方,或有導引行氣、喬摩、灸、熨、刺、焫、飲藥之一者,可獨守耶?將盡行之乎?岐伯曰:諸方者,眾人之方也,非一人之所盡行也。黃帝曰:此乃所謂守一勿失,萬物畢者也。

今余聞陰陽之要,虛實之理,傾移之過,可治之屬。願聞病之變化淫傳,絕敗而不可治者,可得聞乎?岐伯曰:要乎哉問道,昭乎其如日醒,窘乎其如夜瞑。能被而服之,神與俱成。畢將服之,神自得之。生神之理,可著於竹帛,不可傳於子孫。黃帝曰:何謂日醒?岐伯曰:明於陰陽,如惑之解,如醉之醒。黃帝曰:何謂夜瞑?岐伯曰:瘖乎其無聲,漠乎其無形,折毛發理,正氣橫傾,淫邪泮衍,血脈傳溜,大氣入臟,腹痛下淫,可以致死,不可以致生。

黃帝曰:大氣入臟奈何?岐伯曰:病先發於心,一日而之肺,三日而之肝,五日而之脾,三日不已,死,冬夜半,夏日中。

病先發於肺,三日而之肝,一日而之脾,五日而之胃,十日不已,死,冬日入,夏日出。

病先發於肝,三日而之脾,五日而之胃,三日而之腎,三日不已,死,冬日入,夏早食。

病先發於脾,一日而之胃,二日而之腎,三日而之膂膀胱,十日不已,死,冬人定,夏晏食。

病先發於胃,五日而之腎,三日而之膂膀胱,五日而上之心,二日不已,死,冬夜半,夏日昳。

病先發於腎,三日而之膂膀胱,三日而上之心,三日而之小腸,三日不已,死,冬大晨,夏晏晡。

病先發於膀胱,五日而之腎,一日而之小腸,一日而之心,二日不已,死,冬雞鳴,夏下晡。

諸病以次相傳,如是者皆有死期,不可刺也。間一臟及二三四臟者,乃可刺也。