THIÊN 44: THUẬN KHÍ  NHẤT NHẬT PHÂN VI TỨ THỜI

Hoàng Đế hỏi: "Ôi ! Trăm bệnh bắt đầu sinh ra, đều khởi lên ở các khí Táo Thấp Hàn Thử Phong Vũ, Âm Dương, vui mừng, giận dữ , ăn uống, cư xử, các khí hợp lại để biểu hiện ra h́nh dáng, khi gây bệnh ở tạng nào đều có tên gọi[1]. Những điều nói trên, ta đều biết cả rồi, nhưng có một điều là trăm bệnh xảy ra đa số đều theo lẽ đán huệ (sớm) th́ dễ chịu, trú an (sáng vẫn an lành), tịch gia (chiều đến th́ tăng lên), dạ thậm (giữa đêm th́ nặng hơn), Tại sao thế ?”[2]

Kỳ Bá đáp : “Đó là do khí của tứ thời (bốn mùa) đă khiến như vậy”[3].

Hoàng Đế hỏi: “Ta mong được nghe về khí của tứ thời”[4].

Kỳ Bá đáp : “Mùa xuân Sinh, mùa hạ Trưởng, mùa thu Thâu, mùa đông Tàng, đó là lẽ thường của khí, (khí) của con ngươiø cũng ứng theo lẽ đó[5]. V́ mỗi ngày cũng phân làm tứ thời:  buổi sáng thuộc mùa xuân, giữa trưa thuộc mùa hạ, mặt trời lặn thuộc mùa thu, dạ nửa đêm thuộc mùa đông[6]. Buổi sáng là lúc nhân khí (Dương khí) bắt đầu sinh, bệnh khí đang suy, cho nên gọi là huệ; buổi trưa là lúc nhân khí Trưởng, mà nhân khí đang Trưởng, nó sẽ thắng tà khí, cho nên gọi là an; buổi chiều tối là lúc nhân khí bắt đầu suy, tà khí bắt đầu sinh, cho nên gọi là gia; lúc nửa đêm, nhân khí nhập vào trong để tàng, chỉ c̣n tà khí ở một ḿnh bên ngoài thân, cho nên gọi là thậm”[7].

Hoàng Đế hỏi: “Vấn đề ứng với thời kỳ này có khi nghịch lại, tại sao ?”[8].

Kỳ Bá đáp : “Đây là trường hợp không ứng với khí của tứ thời, mỗi tạng 1 ḿnh chủ lấy bệnh của ḿnh, v́ thế xem tạng khí nào không thắng thời th́ bệnh nặng, và xem tạng khí nào thắng thời th́ khỏi”[9].

Hoàng Đế hỏi: “Phép trị phải thế nào ?”[10].

Kỳ Bá đáp : “Nếu thuận với thời của Thiên th́ bệnh có thể trị đúng lúc, người thầy nào trị theo lẽ thuận được gọi là khéo, người nào trị theo lẽ nghịch gọi là vụng về”[11].

Hoàng Đế nói: “Đúng vậy ! “[12].

Hoàng Đế hỏi: “Ta nghe nói phép châm có ngũ biến để chủ cho ngũ du huyệt, Ta mong được nghe về con số ngũ biến ấy”[13].

Kỳ Bá đáp : “Con người có ngũ tạng, ngũ tạng có ngũ biến, ngũ biến có ngũ du, cho nên ngũ ngũ thành nhị thập ngũ du, nhằm ứng với ngũ thời ! “[14].

Hoàng Đế hỏi: “Ta mong được nghe về ngũ biến”[15].

Kỳ Bá đáp : “Can thuộc mẫu tạng (tạng đực), Dương, sắc của nó xanh, thời của nó là mùa xuân, âm của nó là giốc, vị của nó chua, nhật của nó là Giáp Ất[16]. Tâm thuộc mẫu tạng, sắc của nóđỏ, thời của nó là mùa hạ, nhật của nó là Bính Đinh, âm của nó là chủy, vị của nó đắng[17]. Tỳ thuộc tẫn tạng (tạng cái), Âm, sắc của nó vàng, thời của nó là trưởng hạ, nhật của nó là Mậu Kỷ, âm của nó là cung, vị của nóngọt[18]. Phế thuộc tẫn tạng (tạng cái), sắc của nó trắng, âm của nó thương, thời của nó là mùa thu, nhật của nó là Canh Tân, vị của nó cay[19]. Thận thuộc tẫn tạng, sắc của nó đen, thời của nó là mùa đông, nhật của nó là  Nhâm Qúy, âm của nó là vũ, vị của nómặn; ta gọi đây là ngũ biến”[20].

Hoàng Đế hỏi: “Vấn đề chủ ngũ du như thế nào ?”[21].

Kỳ Bá đáp : “Tạng chủ mùa đông, mùa đông châm huyệt Tỉnh; sắc chủ mùa xuân, mùa xuân châm huyệt Huỳnh; thời chủ mùa hạ, mùa hạ châm huyệt Du; âm chủ mùa trưởng hạ, mùa trưởng hạ châm huyệt Kinh; vị chủ mùa thu, mùa thu châm huyệt Hợp; đây là ngũ biến làm chủ ngũ du huyệt”[22].

Hoàng Đế hỏi: “Các huyệt Nguyên hợp với huyệt nào và nó ứng ǵ đến lục du ?”[23].

Kỳ Bá đáp : “Chỉ riêng có huyệt Nguyên là không ứng với ngũ thời, nó hợp với huyệt Kinh để ứng với con số lục du, Cho nên lục lục là tam thập huyệt lục du ?”[24].

Hoàng Đế hỏi: “Thế nào gọi là tạng chủ mùa đông, thời chủ mùa hạ, âm chủ mùa trưởng hạ, vị chủ mùa thu, sắc chủ mùa xuân, Ta mong được nghe về nguyên nhân ấy”[25].

Kỳ Bá đáp : “Bệnh ở tại tạng: châm huyệt Tĩnh; Bệnh biến ở sắc: châm huyệt Huỳnh; Bệnh lúc ngưng lúc nặng: châm huyệt Du; Bệnh có thay đổi ở âm thanh: châm huyệt Kinh; Kinh mạch bị măn v́ huyết, đó là bệnh ở Vị, cùng với chứng bệnh do ăn uống không điều tiết: châm huyệt Hợp[26]. Đó là lư do tại sao ta gọi vị chủ huyệt Hợp, đây là ngũ biến vậy”.

順氣一日分為四時篇第四十四

黃帝曰:夫百病之所始生者,必起於燥濕寒暑風雨,陰陽喜怒,飲食居處,氣合而有形,得臟而有名,余知其然也。夫百病者,多以旦慧晝安,夕加夜甚,何也?岐伯曰:四時之氣使然。黃帝曰:願聞四時之氣。岐伯曰:春生夏長,秋收冬藏,是氣之常也,人亦應之。以一日分為四時,朝則為春,日中為夏,日入為秋,夜半為冬。朝則人氣始生,病氣衰,故旦慧;日中人氣長,長則勝邪,故安;夕則人氣始衰,邪氣始生,故加;夜半人氣入臟,邪氣獨居於身,故甚也。

黃帝曰:其時有反者,何也?岐伯曰:是不應四時之氣,臟獨主其病者,是必以臟氣之所不勝時者甚,以其所勝時者起也。黃帝曰:治之奈何?岐伯曰:順天之時,而病可與期。順者為工,逆者為粗。

黃帝曰:善。余聞刺有五變,以主五輸,願聞其數。岐伯曰:人有五

臟,五臟有五變,五變有五輸,故五五二十五輸,以應五時。黃帝曰:願聞五變。岐伯曰:肝為牡臟,其色青,其時春,其音角,其味酸,其日甲乙。心為牡臟,其色赤,其時夏,其日丙丁,其音徵,其味苦。脾為牝臟,其色黃,其時長夏,其日戊己,其音宮,其味甘。肺為牝臟,其色白,其音商,其時秋,其日庚辛,其味辛。腎為牝臟,其色黑,其時冬,其日壬癸,其音羽,其味鹹。是謂五變。黃帝曰:以主五輸奈何?臟主冬,冬刺井;色主春,春刺滎;時主夏,夏刺輸;音主長夏,長夏刺經;味主秋,秋刺合。是謂五變以主五輸。

黃帝曰:諸原安合以致六輸?岐伯曰:原獨不應五時,以經合之,以應其數,故六六三十六輸。

黃帝曰:何謂臟主冬,時主夏,音主長夏,味主秋,色主春?願聞其故!岐伯曰:病在臟者取之井;病變於色者取之滎;病時間時甚者取之輸;病變於音者取之經;經滿而血者病在胃,及以飲食不節得病者,取之於合,故命味曰主合。是謂五變也。