THIÊN 45:  NGOẠI SỦY

Hoàng Đế hỏi: “Ta đă nghe nói về 9 thiên của Cửu châm, ta đă tự nắm được những pháp độ của nó, ta cũng đă nắm rất đầy đủ về ư nghĩa của nó, Ôi ! Cửu châm bắt đầu ở nhất mà chấm dứt ở cửu[1]. Tuy nhiên, ta vẫn chưa hiểu được cái đạo quan yếu của nó. Ôi ! Chín loại kim này, nếu nhỏ th́ nó nhỏ cho đến nỗi không ǵ có thể nhỏ hơn bên trong nó, nếu to th́ nó to cho đến nỗi không ǵ có thể to hơn bên ngoài nó, nếu sâu th́ nó sâu cho đến nỗi không ǵ có thể sâu hơn bên dưới nó, nếu cao th́ nó cao cho đến nỗi không ǵ có thể cao hơn trên đỉnh nó, nó biểu hiện được trạng thái hoảng hốt vô cùng, nó hiện diện tràn ngập đến nơi không bờ bến[2]. Ta biết rằng nó hợp với sự biến hóa của Thiên Đạo, của nhân sự, của tứ thời, tuy nhiên, ta muốn gom nó lại, cột nó lại như những sợi lông mao để rồi nó sẽ thành 1 thể nhất được không ?”[3].

Kỳ Bá đáp : “Thật là 1 câu hỏi hết sức sáng suốt, đây không phải chỉ là cái Đạo của những cây kim châm mà thôi[4]. Ôi ! Cái Đạo trị quốc cũng như thế”[5].

Hoàng Đế nói: “Ta mong được nghe về cái Đạo của những cây kim chứ không phải về vấn đề quốc sự”[6].

Kỳ Bá đáp : “Ôi ! Vấn đề trị quốc cũng chỉ là cái Đạo mà thôi, nếu không dùng Đạo th́ làm sao có thể tập hợp tất cả những ǵ nhỏ nhất, lớn nhất, sâu nhất và cạn nhất vào cái nhất được ?”[7].

Hoàng Đế đáp: “Mặt trời và mặt trăng đấy ! Mặt nước và mặt gương đấy ! Ôi ! Ánh sáng của mặt trời và mặt trăng không làm mất cái ảnh của ḿnh, sự quan sát trên mặt nước và mặt gương không làm mất cái h́nh của ḿnh, sự ứng của cái trống và tiếng vang không làm sai lệch âm thanh ḿnh; Khi có dao động là có ứng và có họa, luôn luôn bộc lộ được cái t́nh của nó”[8].

Hoàng Đế hỏi: “Thật là hoàn chỉnh thay ! Đây là ánh sáng rực rỡ không thể che dấu được; cái không thể che dấu đó không mất đi lẽ Âm Dương tham hợp, lẽ (Âm Dương) để xét rơ hơn, từ lẽ thiết yếu của Âm Dương để nghiệm chứng, thấy được lẽ Âm Dương để biết được, như ta đang nh́n vào mặt nước trong, nh́n vào mặt gương sáng, không mất đi h́nh dáng của nó[9]. Ngũ âm không vang rơ, ngũ sắc không sáng rơ, ngũ tạng bị dao động (không an), như vậy tức là ngoại và nội không cùng nối tiếp nhau[10]. Nếu tiếng trống ứng với dùi trống, tiếng vang ứng với âm thanh phát ra, ảnh giống với h́nh, do đó, từ xa ta có thể nắm được bên ngoài để suy đoán bên trong, từ chỗ gần ta có thể nắm được bên trong để suy đoán bên ngoài, ta gọi đây là chỗ cực vi diệu của Âm Dương, là chỗ cao nhất của Thiên địa vậy[11]. Nay xin tàng giữ nơi pḥng Linh Lan, không dám để lọt ra ngoài vậy”[12].

外揣篇第四十五

黃帝曰:余聞九鍼九篇,余親受其調,頗得其意。夫九鍼者,始於一而終於九,然未得其要道也。夫九鍼者,小之則無內,大之則無外,深不可為下,高不可為蓋,恍惚無窮,流溢無極,余知其合於天道人事四時之變也。然余願雜之毫毛,渾束為一,可乎?岐伯曰:明乎哉問也!非獨鍼道焉,夫治國亦然。黃帝曰:余願聞鍼道,非國事也。岐伯曰:夫治國者,夫惟道焉。非道,何可小大深淺雜合而為一乎?黃帝曰:願卒聞之。岐伯曰:日與月焉,水與鏡焉,鼓與響焉。夫日月之明不失其影,水鏡之察不失其形,鼓響之應不後其聲,動搖則應和,盡得其情。黃帝曰:窘乎哉,昭昭之明不可蔽。其不可蔽,不失陰陽也。合而察之,切而驗之,見而得之,若清水明鏡之不失其形也。五音不彰,五色不明,五臟波蕩,若是則內外相襲,若鼓之應桴,響之應聲,影之應形。故遠者司外揣內,近者司內揣外,是謂陰陽之極,天地之蓋。請藏之靈蘭之室,弗敢使泄也。