THIÊN 57: THỦY TRƯỚNG

Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: "Làm thế nào phân biệt được thủy trướng, phu trướng, cổ trướng, trường đàm, thạch hà, thạch thủy ?”[1].

Kỳ Bá đáp : "Bệnh thủy (trướng ở bụng) khi phát lên th́ mí mắt dưới hơi sưng lên, h́nh trạng như người vừa mới thức dậy, mạch cổ động lên, thường bị ho, mép trong đùi bị lạnh, cẳng chân bị sưng thũng lên[2]. Khi nào bụng to lên đó là lúc mà chứng thủy trướng đă thành[3]. Ta dùng tay đè lên bụng, (khi dở tay lên) nó sẽ theo với ngón tay để nổi lên, dường như là bên trong có bọc nước, đó là sự biểu hiện của chứng thủy trướng vậy”[4].

Hoàng Đế hỏi: "Chứng phu trướng biểu hiện như thế nào ?”[5].

Kỳ Bá đáp : "Chứng phu trướng do hàn khí ở khách tại trong khoảng b́ phu, khi sờ ấn lên thấy không cứng nhưng bên trong có tiếng kêu lùng bùng, bụng to, toàn thân đều sưng thũng, da dầy lên, khi ta ấn lên da bụng, nó sẽ lơm xuống mà không nổi trở lên, màu sắc của bụng không thay đổi, đó là sự biểu hiện của chứng phu trướng vậy”[6].

Hoàng Đế hỏi: "Chứng cổ trướng như thế nào ?”[7].

Kỳ Bá đáp : "Bụng trướng to lên, thân h́nh trở nên to hơn, to như là chứng phu trướng vậy, sắc mầu xanh vàng, gân ở bụng nổi lên, đó là sự biểu hiện của cổ trướng vậy”[8].

“Chứng Trường đàm như thế nào ?”[9].

Kỳ Bá đáp : "Hàn khí ở khách bên ngoài trường (ruột), cùng đánh nhau với vệ khí, làm cho khí không c̣n vinh nữa, nhân v́ sự vận hành có bị tŕ trệ do đó bị tích lại bên trong và hiện rơ ra, ác khí gây ra bệnh cũng theo đó mà dấy lên, thế là sinh ra khối “tứ nhục”[10]. Khi nó mới sinh ra, to bằng quả trứng gà, ngày càng to hơn lên, cho đến khi thành h́nh hẳn, nó như h́nh trạng của người mang thai[11]. Cách qua chừng vài năm sau ta dùng tay đè lên thấy cứng, đẩy  nó, nó sẽ dời chỗ, nhưng đường kinh nguyệt vẫn chảy đến b́nh thường, đó là sự biểu hiện của chứng Trường đàm vậy”[12].

“Chứng thạch hà như thế nào ?”[13].

Kỳ Bá đáp : " Thạch hà sinh ra trong bào cung[14]. Hàn khí ở khách tại cửa của tử cung làm cho cửa của tử cung bị bế tắc, khí không thông, ác huyết đáng lẽ phải tả ra lại không được tả, làm cho huyết bị ứ lại bên trong, ngày càng to ra, h́nh trạng như mang thai, kinh nguyệt không chảy đến đúng kỳ[15]. Chứng này đều sinh ra ở người con gái[16]. Ta có thể áp dụng phương pháp trục ra để chảy xuống dưới”[17].

Hoàng Đế hỏi: "Chứng phu trướng và cổ trướng có thể châm để trị được không ?”[18].

Kỳ Bá đáp : "Trước hết dùng kim để tả những nơi có huyết lạc của ứ huyết, sau đó mới tùy theo hư thực để điều ḥa kinh mạch, dù sao vẫn dùng phương pháp châm xuất huyết ở các huyết lạc là chính”[19].

水脹篇第五十七

黃帝問於岐伯曰:水與膚脹、

鼓脹、腸覃、石瘕、石水,何以別之?

岐伯答曰:水始起也,目窠上微腫,如新臥起之狀,其頸脈動,時欬,陰股間寒,足脛腫,腹乃大,其水已成矣。以手按其腹,隨手而起,如裹水之狀,此其候也。

黃帝曰:膚脹何以候之?岐伯曰:膚脹者,寒氣客於皮膚之間,(鼓空)(鼓空)然不堅,腹大,身盡腫,皮厚,按其腹,窅而不起,腹色不變,此其候也。

鼓脹何如?岐伯曰:腹脹身皆大,大與膚脹等也,色蒼黃,腹筋起,此其候也。

腸覃何如?岐伯曰:寒氣客於腸外,與衛氣相搏,氣不得營,因有所繫,癖而內著,惡氣乃起,瘜肉乃生。其始生也,大如雞卵,稍以益大,至其成,如懷子之狀。久者離歲,按之則堅,推之則移,月事以時下,此其候也。

石瘕何如?岐伯曰:石瘕生於胞中,寒氣客於子門,子門閉塞,氣不得通,惡血當瀉不瀉,衃以留止,日以益大,狀如懷子,月事不以時下。皆生於女子,可導而下。

黃帝曰:膚脹、鼓脹可刺耶?岐伯曰:先瀉其脹之血絡,後調其經,刺去其血絡也。