THIÊN 58: TẶC PHONG

Hoàng Đế hỏi: " Thầy đă từng nói rằng tặc Phong, tà khí làm thương đến con người, làm cho con người bị bệnh, nay lại có những người chưa từng rời khỏi tấm b́nh phong và mái nhà của họ ở, chưa từng rời khỏi gian pḥng kín như cái huyệt, vậy mà đột nhiên họ lại bị bệnh, đâu có phải là họ không rời tránh được khí Phong tà? Lưdo nào đă khiến như vậy?”[1]

Kỳ Bá đáp : "Đây là trường hợp những người từng bị Thấp khí làm thương[2]. Thấp tà tàng ẩn trong huyết mạch, trong khoảng phận nhục, lưu lại đây lâu ngày mà không đi được[3]. Thêm vào đó, có khi họ bị té nhào xuống, ác huyết giữ lại bên trong mà không đi được, hoặc có khi họ th́nh ĺnh có những t́nh cảm vui giận mà không kềm chế được, có những cách ăn uống không thích ứng, bị lạnh ấm không đúng lúc, tấu lư bị bế nên không thông, hoặc có khi tấu lư đang mở ra mà gặp phải Phong Hàn sẽ làm cho khí huyết bị ngưng kết, nó sẽ cùng tà khí cũ trong người đánh nhau, sẽ thành chứng Hàn tư, hoặc có khi do nhiệt mà mồ hôi ra, mồ hôi ra th́ thọ Phong, tuy rằng họ không bị phải tặc phong tà khí, nhưng do v́ tà khí phục tàng bên trong lại gia thêm phong khí mới cảm bên ngoài mà thành ra bệnh vậy”[4].

Hoàng Đế hỏi: "Vừa rồi những lời lẽ mà thầy tŕnh bày là những điều mà bệnh nhân có thể tự ḿnh biết được, thế nhưng, có những trường hợp mà người bệnh không gặp phải tà khí, cũng không bị lo lắng, ưu sầu gây mà th́nh ĺnh họ lại bị bệnh, nguyên nhân nào lại như vậy ? Ta chỉ có thể cho là do ở qủy thần đă tác động đến người hay sao ?”[5].

Kỳ Bá đáp : "Đây cũng là trường hợp mà người nào đó vốn có tà khí cũ đang ở trong thân h́nh giữ lại từ lâu nhưng chưa phát ra ngoài trong lúc đó chí của ḿnh có cái ghét, có cái thương (ưa thích), huyết khí sẽ loạn bên trong, hai khí cùng đánh nhau, sự biến hóa của tinh chí bên trong và sự biểu hiện bệnh trạng bên ngoài xảy ra 1 cách chậm và nhẹ nhàng, ta nh́n không thấy, nghe không rơ, do đó mà ta cứ tưởng như là mọi việc do qùy thần gây ra”[6].

Hoàng Đế hỏi: "Ngày xưa có những người gọi là “chúc do” mà chữa bệnh cũng khỏi, nguyên nhân nào như vậy ?”[7].

Kỳ Bá đáp : "Trước đây, những người vu chúc chữa bệnh, nhân v́ họ biết được phương pháp khắc chế bằng Tâm và Thần, trước hết biết được bệnh sinh ra từ đâu, để rồi họ áp dụng phương pháp của “chúc do” để chữa khỏi bệnh vậy”[8].

賊風篇第五十八

黃帝曰:夫子言賊風邪氣之傷人也,令人病焉。今有其不離屏蔽,不出室穴之中,卒然病者,非不離賊風邪氣,其故何也?岐伯曰:此皆嘗有所傷於濕氣,藏於血脈之中,分肉之間,久留而不去,若有所墮墜,惡血在內而不去,卒然喜怒不節,飲食不適,寒溫不時,腠理閉而不通,其開而遇風寒,則血氣凝結,與故邪相襲,則為寒痺。其有熱則汗出,汗出則受風,雖不遇賊風邪氣,必有因加而發焉。

黃帝曰:夫子之所言者,皆病人之所自知也。其無所遇邪氣,又無怵惕之所志,卒然而病者,其故何也?惟有因鬼神之事乎?岐伯曰:此亦有故邪留而未發,因而志有所惡,及有所慕,血氣內亂,兩氣相搏,其所從來者微,視之不見,聽而不聞,故似鬼神。

黃帝曰:其祝而已者,其故何也?岐伯曰:先巫者,因知百病之勝,先知其病之所從生者,可祝而已也。