THIÊN 60: NGỌC BẢN

Hoàng Đế hỏi: "Ta cho rằng cây kim nhỏ chỉ là 1 vật nhỏ, thầy lại nói rằng tác dụng của cây kim trên hợp với Trời, dưới hợp với Đất, giữa hợp với con người, Ta cho rằng thầy đă khen tác dụng của cây kim 1 cách quá đáng chăng ! Ta mong được nghe thầy giải thích về lư do nào như thế ?”[1].

Kỳ Bá đáp : "Có vật nào to hơn trời không ? Nay nếu muốn t́m vật nào to hơn cây kim, th́ duy chỉ cần 5 loại binh khí là được[2]. Những loại binh khí này là dùng vào việc giết người, chứ không như những cây kim có thể cứu sống mạng người[3]. Vả lại, con người được xem là qúy trọng nhất trong Trời Đất, họ lại không thể tham vào Trời Đất hay sao ? Ôi ! Phép trị dân cũng giống như sử dụng cây kim chữa bệnh vậy[4]. Khi chúng ta so sánh giữa cây kim châm và năm loại binh khí, biết cái nào (kim và binh khí) nhỏ hơn cái nào ?”[5].

Hoàng Đế hỏi: "Có loại bệnh, bắt đầu bởi việc vui giận không lường, ăn uống không điều độ, Âm khí bất túc, Dương khí hữu dư, doanh khí không vận hành, phát ra thành chứng ung thư[6]. Âm Dương bất thông, hai loại nhiệt nội và ngoại cùng đánh nhau sẽ sinh ra mủ, loại bệnh ung thư này có thể dùng tiêu châm để chữa trị được không ?”[7].

Kỳ Bá đáp : "Khi mà tà khí đi sâu vào để gây thành bệnh rồi, th́ cho dù có bậc thánh nhân cũng không thể hóa trừ nó, tức là làm thế nào để cho tà khí không thể lưu lại được[8]. Ví như 2 đoàn quân sức mạnh ngang nhau, cờ sí phất phới trước mặt nhau, gươm giáo lấp lánh bầy ra ở giữa cánh đồng, đó không phải mưu lược trong 1 ngày mà có được[9]. Trong 1 nước, lệnh của vua nếu có thể khiến cho người dân thi hành lệnh vua cấm chỉ các binh sĩ  dùng gươm giáo gây ra nạn tai, đó không phải do sự giáo dục trong 1 ngày, trong 1 phút chốc mà được vậy[9]. Ôi ! Nay đến như cuộc sống cẩu thả khiến cho thân h́nh bị phải bệnh ung thư bị máu mủ tụ lại, đó không phải là do những người này sống tách xa với cái đạo dưỡng sinh hay sao ?[10] Ôi ! sự sinh ra của ung thư, sự thành h́nh của máu mủ không từ trên Trời rơi xuống, cũng không từ dưới đất chui lên, mà do ở sự tích chứa dần dần để sinh ra vậy[11]. V́ thế bậc thánh nhân biết lo liệu khi ung thư và máu mủ chưa thành h́nh, c̣n kẻ ngu th́ sẽ chỉ thấy và biết được khi ung thư và máu mủ đă thành h́nh vậy”[12].

Hoàng Đế hỏi: " Khi ung thư đă thành h́nh rồi th́ nó không cho chúng ta biết được, khi mủ đă tụ thành rồi th́ nó không cho ta thấy được, vậy phải làm sao ?”[13].

Kỳ Bá đáp : "Khi mủ đă thành, mười người sẽ chết hết chín, v́ thế bậc thánh nhân không để cho nó thành, bằng cách nêu rơ các phương ngăn ngừa và chữa trị hay nhất, viết lại trên thẻ tre và luạ, giúp cho những người tài năng dựa vào đó để tiếp nối, để truyền lại cho hậu thế, không bao giờ thất truyền, giúp cho những người không thấy và không biết cái nguy của bệnh này”[14].

Hoàng Đế hỏi: "Khi đă thành mủ và máu th́ mới biết là gặp việc tử vong chăng ? Không thể dùng tiểu châm để trị được ư ?”[15].

Kỳ Bá đáp : "Dùng tiểu châm để châm vào nơi vết nhỏ, công lao ít, dùng đại châm để châm vào nơi vết lớn, tai hại xảy ra nhiều hơn[16]. Cho nên nếu đă thành mủ và máu, chỉ nên dùng biếm thạch và phi châm để châm lấy máu mủ là tốt nhất”[17].

Hoàng Đế hỏi: "Bệnh ung thư có những chuyển biến ác liệt, như vậy chúng ta hoàn toàn không có cách chữa trị hay sao ?”[18].

Kỳ Bá đáp : "Vấn đề này, phải dựa vào sự nghịch thuận của bệnh để quyết định”[19].

Hoàng Đế nói: "Ta mong được nghe về vấn đề thuận nghịch”[20].

Kỳ Bá đáp : "V́ tạng phủ bị nội thương, ung thư biểu hiện bằng 5 nghịch chứng: tṛng trắng mắt hiện lên màu xanh, tṛng đen mắt thu nhỏ lại, đó là nghịch chứng thứ nhất[21]. Uống thuốc vào ói trở ra, đó là nghịch chứng thứ hai[22]; Vùng bụng đau, khát nước dữ dội, đó là nghịch chứng thứ ba[23]; Vai và cổ gáy xoay trở bất tiện, đó là nghịch chứng thứ tư[24]; Tiếng nói bị tắt, sắc diện hiện lên mầu thoát huyết, đó là nghịch chứng thứ năm[25]. Trừ 5 nghịch chứng trên, c̣n lại đều gọi là thuận”[26].

Hoàng Đế hỏi: "Các loại bệnh khác cũng đều có nghịch chứng và thuận chứng, ta có thể nghe thầy giải thích được không ?”[27].

Kỳ Bá đáp : "Bụng bị trướng, thân h́nh nhiệt, mạch đại, đó là nghịch chứng thứ nhất[27]; Bụng bị kêu sôi mà đầy, tứ chi bị lạnh và tiêu chảy, mạch đại, đó là nghịch chứng thứ hai[28]; Ra máu mũi không ngừng, mạch đại, đó là nghịch chứng thứ ba[29]; Ho mà tiểu ramáu, h́nh thể cơ nhục héo gầy, mạch tiểu mà hữu lực, đó là nghịch chứng thứ tư[30]; Ho mà h́nh thể cơ nhục héo gầy, thân h́nh phát nhiệt, mạch tiểu mà tật (sác), đó là nghịch chứng thứ năm[31]. Những nghịch chứng như vậy sẽ phải chết trong ṿng không quá 15 ngày[32].

Dưới đây là ngũ thịnh cấp chứng, chết gấp: bụng to mà phát trướng, tứ chi lạnh buốt, h́nh thể cơ nhục bị héo gầy, tiêu chảy không ngừng, đó là nghịch chứng thứ nhất[33]; Bụng bị trướng và tiêu ra máu, mạch đại, có lúc ngưng, đó là nghịch chứng thứ hai[34]; Ho và tiểu tiện ra máu, cơ nhục thoát gầy, mạch bác (chân tạng bị kiệt), đó là nghịch chứng thứ ba[35]; Nôn ra máu, ngực bị đầy và dẫn ra đến sau lưng, mạch tiểu và tật (sác), đó là nghịch chứng thứ tư[36]; Ho và ói, bụng trướng, thêm chứng xôn tiết, mạch tuyệt, đó là nghịch chứng thứ năm[37]. Như vậy, chỉ trong khoảng 1 ngày là chết[38]. Người thầy khéo nếu không xét cho kỹ những trường hợp như trên để rồi châm 1 cách cẩu thả, gọi là nghịch trị vậy”[39].

Hoàng Đế hỏi: "Thầy đă nói về tác dụng của cây kim thật tuyệt vời, nó có thể phối hợp với Thiên Địa, trên t́nh được Thiên văn, dưới đo được Địa kỷ, bên trong phân biệt được ngũ tạng, bên ngoài ứng với lục phủ, kinh mạch có 28 hội, tất cả đều có vận hành tuần hoàn của nó[40]. Có người cho rằng cây kim chỉ có thể giết người đang sống, mà không thể cứu được người sắp chết, Thầy có thể chống lại ư kiến đó không ?”[41].

Kỳ Bá đáp : "Nếu phép châm mà không đúng th́ sẽ giết chết người đang sống, chứ không thể cứu được người sắp chết”[42].

Hoàng Đế nói: "Ta nghe như vậy, trong ḷng bất nhân (bất nhẫn) quá, Tuy nhiên, ta mong được nghe giải thích về cái đạo của việc châm, khiến cho người thầy thực hiện cẩu thả làm hại người khác”[43].

Kỳ Bá đáp : "Đây là 1 cái đạo rất rơ ràng, rất tất nhiên, người không khéo dụng châm sẽ ví như đao kiếm có thể giết người, như uống rượu th́ sẽ say vậy, Ta không cần phải chẩn đoán, xét rơ mà cũng có thể biết được”[44].

Hoàng Đế nói: "Ta mong được nghe cho rốt ráo”[45].

Kỳ Bá đáp : "Tinh khí của con người bẩm thụ từ cốc khí[46]. Nơi mà cốc khí rót vào là Vị[47]. Vị là biển của khí huyết[48]. Khí bốc lên từ biển sẽ thành mây, tỏa rộng đều trong thiên hạ[49]. Con đường mà khí huyết xuất ra từ Vị gọi là kinh toại[50]. Kinh toại chính là đại lạc của ngũ tạng, lục phủ[51]. Nay nếu ta áp dụng phương pháp nghênh để đoạt (đón) chân khí để tả sai lầm th́ Vị khí sẽ bị tuyệt”[52].

Hoàng Đế hỏi: "Thượng kinh (Thủ) và Hạ kinh (Túc) có con số về huyệt cấm châm không ?”[53].

Kỳ Bá đáp : "Nếu ta dùng phép nghênh nhi đoạt chi (tả) để châm huyệt Ngũ Lư th́ tạng khí đi nửa đường đă tuyệt[54]. Châm năm lần đến th́ khỏi bệnh, nếu 1 châm tả nhầm 5 lần th́ 1 tạng khí sẽ bị kiệt tận[55]. V́ thế mỗi tạng 5 lần sẽ bị kiệt, 5 huyệt nhân cho 5 lần gồm 25 lần th́ làm kiệt cả các du huyệt[56]. Ta gọi đây là châm tả nhầm lẫn đă đoạt mất đi Thiên khí, nếu không phải là tuyệt mệnh th́ cũng làm giảm tuổi thọ vậy”[57].

Hoàng Đế nói: " Ta mong được nghe cho rốt ráo”[58].

Kỳ Bá đáp : "Châm cạn như người ḍm vào cửa (không vào sâu bên trong) th́ người bệnh sẽ chết khi về đến nhà, châm sâu như người đi vào sâu trong nhà, người bệnh sẽ chết ngay giữa nhà thầy thuốc”[59].

Hoàng Đế nói: "Những phương mà thầy nói ra thật khéo ! Cái Đạo mà thầy nêu lên thật sáng sủa ! Tôi xin được ghi vào sách Ngọc bản, xem như những bảo vật quan trọng, truyền lại cho hậu thế, xem như tài liệu về thích cấm, khiến cho người dân đừng phạm phải”[60].

玉版篇第六十

黃帝曰:余以小鍼為細物也,夫子乃言上合之於天,下合之於地,中合之於人,余以為過鍼之意矣。願聞其故。岐伯曰:何物大於天乎?夫大於鍼者,惟五兵者焉。五兵者,死之備也,非生之具。且夫人者,天地之鎮也,其不可不參乎?夫治民者,亦惟鍼焉。夫鍼之與五兵,其孰小乎?

黃帝曰:病之生時,有喜怒不測,飲食不節,陰氣不足,陽氣有餘,營氣不行,乃發為癰疽;陰陽不通,兩熱相搏,乃化為膿。小鍼能取之乎?岐伯曰:聖人不能使化者,為其邪不可留也。故兩軍相當,旗幟相望,白刃陳於中野者,此非一日之謀也。能使其民令行禁止,士卒無白刃之難者,非一日之教也,須臾之得也。夫至使身被癰疽之病,膿血之聚者,不亦離道遠乎?夫癰疽之生,膿血之成也,不從天

下,不從地出,積微之所生也。故聖人自治於未有形也,愚者遭其已成也。黃帝曰:其已形不予遭,膿已成不予見,為之奈何?岐伯曰:膿已成十死一生,故聖人弗使已成,而明為良方,著之竹帛,使能者踵而傳之後世,無有終時者,為其不予遭也。

黃帝曰:其已有膿血而後遭乎?不道之以小鍼治乎?岐伯曰:以小治小者其功小,以大治大者多害,故其已成膿血者,其惟砭石、鈹鋒之所取也。

黃帝曰:多害者其不可全乎?岐伯曰:其在逆順焉。黃帝曰:願聞逆順。岐伯曰:以為傷者,其白眼青,黑眼小,是一逆也;內藥而嘔者,是二逆也;腹痛渴甚,是三逆也;肩項中不便,是四逆也;音嘶色脫,是五逆也。除此五者為順矣。

黃帝曰:諸病皆有逆順,可得聞乎?岐伯曰:腹脹身熱脈大,是一逆也;腹鳴而滿,四肢清泄,其脈大,是二逆也;衂而不止,脈大,是三逆也;咳且溲血,脫形,其脈小勁,是四逆也;欬脫形,身熱脈小以疾,是謂五逆也。如是者,不過十五日而死矣。其腹大脹,四末清,脫形泄甚,是一逆也;腹脹便血,其脈大時絕,是二逆也;欬溲血,形肉脫脈搏,是三逆也;嘔血胷滿引背,脈小而疾,是四逆也;欬嘔腹脹,且飧泄,其脈絕,是五逆也。如是者,不過一時而死矣。工不察此者而刺之,是謂逆治。

黃帝曰:夫子之言鍼甚駿,以配天地,上數天文,下度地紀,內別五臟,外次六腑,經脈二十八會,盡有周紀。能殺生人不能起死者,子能反之乎?岐伯曰:能殺生人,不能起死者也。黃帝曰:余聞之則為不仁,然願聞其道弗行於人。岐伯曰:是明道也,其必然也,其如刀劍之可以殺人,如飲酒使人醉也,雖勿診猶可知矣。黃帝曰:願卒聞之。岐伯曰:人之所受氣者,穀也。穀之所注者,胃也。胃者,水穀氣血之海也。海之所行雲氣者,天下也。胃之所出氣血者,經隧也。經隧者,五臟六腑之大絡也,迎而奪之而已矣。黃帝曰:上下有數乎?岐伯曰:迎之五里,中道而止,五至而已,五往而臟之氣盡矣,故五五二十五而竭其輸矣。此所謂奪其天氣者也,非能絕其命而傾其壽者也。黃帝曰:願卒聞之。岐伯曰:闚門而刺之者,死於家中;入門而刺之者,死於堂上。黃帝曰:善乎方!明哉道!請著之玉版,以為重寶,傳之後世,以為刺禁,令民勿敢犯也。