THIÊN 68: THƯỢNG CÁCH

Hoàng Đế hỏi: "Do khí bị uất mà thành chứng Thượng cách, khi ăn uống vào th́ phải ói ra ngay, chứng bệnh này ta đă biết rồi[1]. Giun th́ gây ra chứng Hạ cách - Chứng Hạ cách có nghĩa là khi ăn vào khoảng tṛn 1 chu kỳ ngày và đêm mới ói ra[2]. Đối với chứng này, ta vẫn chưa hiểu như thế nào cả, ta mong được nghe thầy giải thích về việc này”[3].

Kỳ Bá đáp : "Những người mà cuộc sống về vui giận không thoải  mái, việc ăn uống không điều độ, giữ ấm lạnh không đúng với thời, như vậy sẽ làm tổn thương đến Vị khí, và chất hàn trấp sẽ chảy xuống đến Đại và Tiểu trường[4]. Khi hàn trấp chảy xuống đến Đại và Tiểu trường sẽ làm cho giun bị lạnh, giun bị lạnh chúng sẽ tích tụ lại để cố thủ ở vùng Hạ hoăn, làm cho khí của Trường Vị bị đầy, vệ khí vùng đó sẽ không c̣n vận hành mở rộng được nữa, tà khí sẽ chiếm chỗ để ở tại đó[5]. Mỗi lần người ta ăn uống vào th́ giun sẽ theo lên để ăn, khi giun theo lên trên để ăn th́ vùng Hạ hoăn sẽ bị hư, hạ hoăn bị hư th́ tà khí sẽ thắng, lưu lại đó để thành tích tụ. nhân v́ tích tụ bị lưu lại, nó sẽ gây thành chứng nội ung kết thành rồi th́ vùng Hạ hoăn bị trở ngại, bất lợi[6]. Vết ung ở trong Hạ hoăn khiến cho sự đau đớn thấu suốt trong sâu, vết ung ở ngoài Hạ hoăn th́ khí của nó phát tác bên ngoài làm cho sự đau đớn nổi ra phía ngoài, da vùng ung bị nhiệt”[7].

Hoàng Đế hỏi: "Phép trị phải như thế nào ?”[8].

Kỳ Bá đáp : "Ấn nhẹ trên vết ung, xét được hướng đi của ung khí, trước hết châm nhẹ bên cạnh của bộ vị vết ung, dần dần xê vào trong th́ châm sâu hơn, sau đó lại châm trở lại như lần trước, không được châm quá 3 lần, nên xét rơ tà khí trong t́nh trạng trầm hay phù để mà châm sâu hay cạn[9]. Mỗi lần châm xong, nên áp dụng phương pháp chườm hơi nóng lên vết châm nhằm mục đích làm cho hơi nóng nhập vào bên trong, nhờ đó mà tà khí ngày giảm dần, vết ung lớn sẽ ngày giảm và vỡ ra, lành lặn[10]. Phải phối hợp các phép trị liệu và điều dưỡng, phải tôn trọng những điều cấm kỵ, nhằm loại trừ được tà độc bên trong[11]. Cuộc sống phải điềm đạm, không làm điều trái với thiên nhiên, có vậy th́ khí trong thân thể mới vận hành điều ḥa, sau đó cho dùng các loại dược vị có vị mặn và đắng  để làm tiêu tán vết ung, ung độc sẽ theo con đường tiêu hóa của cốc khí để đại tiện ra ngoài vậy”[12].

上膈篇第六十八

黃帝曰:氣為上膈者,食飲入而還出,余已知之矣。蟲為下膈,下膈者,食晬時乃出。余未得其意,願卒聞之。岐伯曰:喜怒不適,食飲不節,寒溫不時,則寒汁流於腸中,流於腸中則蟲寒,蟲寒則積聚守於下管,則腸胃充郭,衛氣不營,邪氣居之。人食則蟲上食,蟲上食則下管虛,下管虛則邪氣勝之積聚已留,留則癰成,癰成則下管約。其癰在管內者,即而痛深;其癰在外者,則癰外而痛浮,癰上皮熱。

黃帝曰:刺之奈何?岐伯曰:微按其癰,視氣所行,先淺刺其旁,稍內益深,還而刺之,毋過三行。察其沉浮,以為深淺。已刺必熨,令熱入中,日使熱內,邪氣益衰,大癰乃潰。伍以參禁,以除其內,恬惔無為,乃能行氣,後以鹹苦化穀,乃下矣。