THIÊN 73: QUAN NĂNG

Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: "Ta đă nghe Thầy nói về vai tṛ của cửu châm, nghe đă nhiều rồi, sự phong phú của nó thật là không biết bao nhiêu mà kể, Ta đă suy rộng ra để thảo luận nhiều lần và đă quy nạp được về 1 mối, nay ta xin đọc lại cho thầy nghe, thầy nghe cho rơ về cái lư của nó, nếu có điều ǵ sai, xin thầy bảo cho ta biết, ta cũng xin được thầy tu chính cho đúng với cái đạo của nó, làm thế nào để truyền lại cho đời sau mà không có điều ǵ hại[1]. Khi nào ta t́m được những người có cái chí thông hiểu như chúng ta th́ ta mới truyền dạy cho, c̣n nếu như không có được những người như vậy th́ thôi, không dạy”[2].

Kư Bá rập đầu 2 lạy, tâu:”Thần xin kính nghe về cái đạo của bậc thánh nhân”[3].

Hoàng Đế nói: "Cái lư của sự dụng châm là phải nắm cho được bộ vị biểu hiện của h́nh và khí, phân biệt rơ bộ vị trên dưới, phải trái, xét cho được Âm Dương biểu lư, huyết khí nhiều hay ít, sự vận hành thuận hay nghịch, những nơi để cho khí xuất từ lư ra biểu, nhập từ biểu vào lư, phải biết cách chống đỡ, đuổi tà khí, và đừng sai sót trong việc dưỡng sinh[4]. Ngoài ra, phải biết phép giải cho được những kết tụ, phải biết phép bổ hư tả thực, nắm cho được sự phân bố khí ở các huyệt trên và dưới, phải sáng tỏ vai tṛ của khí tứ hải (khí hải, huyết hải, tủy hải, và thủy cốc chi hải)[5]. Phải nắm cho được bộ vị đau nhức ở chỗ nào, nếu có những chứng trạng hàn nhiệt văng lai hoặc mệt mỏi yếu sức[6]. Tà khí xâm nhập vào cơ thể sẽ chạy đi ở những nơi khác nhau, nên thẩm định hư thực của bệnh, sự văng lai của khí để điều ḥa nó[7]. Phải nắm cho được các đường kinh toại, với những đường chi lạc 2 bên tả hữu, nắm cho vững nơi hội họp của nó[8].

Nếu có t́nh trạng hàn và nhiệt tranh nhau làm cho Âm Dương bất ḥa, ta nên tham hợp các nguyên lư dựa vào bệnh trạng để tiến hành điều trị[9]. Nếu có t́nh trạng chứng hư và chứng thực gần giống nhau, ta phải biết dựa vào sự thịnh suy của kinh mạch để sơ thông kinh khí[10]. Nếu tà khí xâm nhập vào đại lạc bên trái, gây bệnh bên phải, nhập bên phải  gây bệnh bên trái, phải biết tà khí ở bộ vị nào để áp dụng phép châm mậu thích: bệnh bên trái châm bên phải, bệnh bên phải châm bên trái[11]. Phải nắm rơ lẽ nghịch thuận để biết rằng thuận th́ trị được, nghịch th́ không trị được[12]. Nếu t́nh huống của tạng phủ Âm Dương không bị lệch mà chỉ do thời lệnh làm hại đến, do đó ta biết được nguyên nhân gây bệnh là do thời lệnh[13]. Thẩm định tiêu bản của bệnh, xét đoán lẽ hàn nhiệt để biết được tà khí đang ở tại đâu, như vậy vạn lần châm không c̣n lo ngại nữa[14]. Nếu ta nắm được tác dụng của cửu châm, đó là đạo của châm đă tṛn vẹn rồi vậy”[15].

Rơ được vai tṛ của ngũ du huyệt (Tỉnh, Huỳnh, Du ,Kinh và Hợp), xét được lẽ hư thực để mà áp dụng phép bổ tả nhanh hay chậm, mạch khí vận hành co duỗi, xuất nhập, tất cả đều có những điều lư (trật tự) của nó[16]. Âm Dương trong con người cũng phối hợp với ngũ hành, ngũ tạng lục phủ đều ẩn tàng những quan năng của nó với Âm Dương và ngũ hành, thời lệnh của bốn mùa và tám hướng đều thuộc Âm Dương, ảnh hưởng đến con người[16]. Mỗi bộ vị đều biểu hiện Âm Dương và ngũ hành, và ứng lên ở vùng Minh đường[17]. Các bộ vị này đều biểu hiện bởi những màu sắc tương ứng với t́nh huống của ngũ tạng lục phủ[18]. Thẩm sát được những bộ vị đau trên thân thể rồi kết hợp với những biểu hiện về màu sắc từ trên ,dưới, trái, phải ở trên mặt để biết được bệnh đang thuộc hàn hay ôn, đang xảy ra tại kinh nào[19]. Thẩm sát được những đặc điểm hàn ôn, hoạt sắc trên b́ phu, ta biết được những bệnh khổ thế nào[20]. Nhân v́ màn cách mạc ngăn làm 2 ngăn thượng và hạ, nhờ đó ta nên biết cho rơ bệnh khí đang ở nơi nào[21]. Trước hết ta phải nắm cho được con đường thông lộ của kinh mạch, chọn huyệt nên ít mà tinh, có khi phải châm sâu và lưu kim lâu, nhờ vậy ta làm cho chính khí phục hồi, quay về đúng đường đi của nó, chống được tà khí[22]. Nếu như ở thượng bộ phát nhiệt , ta dùng phép châm đẩy hỏa nhiệt giáng xuống[23]. Nếu như bệnh tà đi từ dưới dần lên trên, ta dùng phép châm giáng xuống và đẩy  lui để trừ nó[24] Đồng thời ta quan sát đến bộ vị đau nhức trước đây: trước hết ta chọn huyệt nơi đó để tả nó[25]. Có những bệnh không thích ứng với việc châm, ta nên dùng phép cứu[26]. Khi nào khí ở trên bất túc, ta dùng phép châm ‘thôi nhi dương chi’[27]. Khi nào khí ở dưới bất túc, ta dùng phép châm ‘tích nhi tùng chi’[28]. Khi nào Âm Dương đều hư, cấm châm thích, ta dùng (ngải cứu) hỏa để để cứu là thích hợp nhất[29]. Khi nào bệnh quyết nghịch mà bị hàn thậm, hoặc phần bắp thịt áp vào với cốt bị hăm xuống, hoặc hàn khí đă lên đến quá gối, ta cứu huyệt Hạ Lăng Tam Lư[30]. Những nơi mà Âm lạc đi qua, nếu có hàn tà đến và lưu lại nơi đó, hoặc hàn tà do lạc mạch đi sâu vào nội tạng, ta dùng phép châm ‘thôi nhi hành chi’ để đuổi hàn tà[31]. Nếu có t́nh huống mà kinh mạch bị hăm lại, ta phải dùng ngải cứu để cứu (đốt nóng) là đúng nhất[32]. Khi nào lạc mạch kết lại thành những đường cứng, ta cũng dùng ngải cứu để trị[33]. Nếu có chứng đau nhức mà không có bộ vị nhất định, ta chọn huyệt Thân Mạch là nơi mà mạch Dương kiểu đi qua, hoặc huyệt Chiếu Hải là nơi mà mạch Âm kiểu đi qua; ở người đàn ông th́ ta chọn mạch Dương kiểu, ở người đàn bà th́ ta chọn mạch Âm kiểu[34]. Nếu ta chọn Âm cho đàn ông, chọn Dương cho đàn bà, kết quả sẽ ngược lại, đó là điều mà người thầy thuốc giỏi không làm[35]. Tóm lại, trên đây ta đă đề cập đến những nguyên tắc trị liệu liên quan đến tạng phủ, Âm Dương, hàn nhiệt, hư thực, biểu lư, thượng hạ, bổ tả, nhanh chậm... như thế là những lập luận chủ yếu của việc châm thích đă đầy đủ rồi vậy”[36].

Trong quá tŕnh học tập phép dụng châm, ắt phải theo đúng phương pháp và chuẩn tắc[37]. Bên trên phải biết xem những ánh sáng (nhật nguyệt, các v́ sao...) bên dưới phải nắm cho được luật vận hành của bát chính (tám tiết chính), nhằm tránh được những tà khí bất chính của tứ thời, phải biết sống cho đúng với nền ngũ luân của trăm họ (những người chung quanh ta), phải thẩm định cho được những chính phong (thực), những tà phong (hư) đừng để chạm phải những tà khí quái lạ[38]. Nếu có những bệnh do mưa gió của Trời, hoặc gặp phải những thời lệnh bất chính thường của tuế khí, người thầy thuốc lại không thông hiểu những điều kể trên, họ sẽ làm cho bệnh nhân bị nặng thêm[39]. V́ thế, người thầy trị bệnh phải biết rơ những thời lệnh thuận hay kỵ của Trời, mới có thể nói đến vấn đề châm ư[40].

Phải bắt chước và vận dụng cho được học thuật của cổ nhân, nghiệm cho được vào hoàn cảnh hiện tại[41]. Ví dụ: Phải nh́n nắm cho được những ǵ xảy ra nơi sâu thẳm nhất, vận hành, biến hóa bên trong của doanh vệ, huyết khí, phải truyền thông, phải đạt được cho đến muôn đời sau[42]. Những biến hóa của doanh vệ, huyết khí bên trong rất sâu xa là những điều mà người thầy thuốc vụng về không thể biết và thấy được, nhưng ngược lại, nó là những dữ kiện qúy báu của những người thầy giỏi[43]. Những biến hóa của doanh vệ, huyết khí, không thể biết nó nhưng biết những h́nh tích cụ thể, mà nó chỉ bộc lộ ra như thần khí như có như không”[44].

Tà khí trúng vào người làm cho người ta bị sợ lạnh run rẩy, chính là trúng vào người, bệnh nhẹ, trước hết nó chỉ biểu hiện lên ở sắc diện, nhưng ở thân ḿnh th́ chưa thấy có ǵ, dường như đang có bệnh, nhưng không có vẻ ǵ là bệnh, dường như khỏi đi, dường như đang c̣n bệnh, bên ngoài dường như có dạng h́nh người bị bệnh, nhưng cũng có khi chẳng có dáng ǵ là bệnh cả, khó mà nắm được bệnh t́nh[45].

V́ thế, người thầy thuốc giỏi trong lúc thủ khí để chữa bệnh, họ cứu được bệnh trong lúc c̣n manh nha sơ khởi, những người thầy thuốc vụng về, họ chỉ lo lắng, theo dơi trong lúc bệnh đă thành, họ chỉ nương theo đó để làm bại hoại không bệnh h́nh mà thôi[46].

V́ thế, người thầy khéo dụng châm, họ phải biết mạch khí đang ở chỗ nào để mà ǵn giữ cánh cửa xuất nhập của nó[47]. Họ cũng phải biết phương pháp điều ḥa khí huyết, phải biết lúc nào nên bổ, lúc nào nên tả, phải biết ư nghĩa của việc châm nhanh hay chậm, phải biết huyệt nào nên chọn[48]. Nếu châm tả, nên dùng thủ thuật nhuần nhuyễn, theo sát với bệnh để mà xoay kim, như vậy tà khí mới lui và khôi phục lại chính khí[49]. Khi châm th́ châm vào nhanh nhưng rút kim ra chậm hơn, được vậy tà khí mới theo kim mà xuất ra[50]. Nếu châm bằng phép nghênh đón để tả, ta phải lắc kim làm cho miệng của vết kim to ra, được vậy khí xuất ra mới nhanh[51]. Nếu châm bổ, ta phải có thái độ đoan chính, thung dung, trước hết phải xoa nắn bên ngoài da, làm thế nào để tà khí ở nơi nào đó trên kinh mạch sẵn sàng ở vùng của huyệt đă chọn, tay trái ta xoa trên huyệt vị, tay phải ta ấn lên da, ta xoay nhẹ mũi kim rồi châm kim vào 1 cách chậm chậm, thủ thuật và dáng điệu phải đoan chính, phải an tĩnh, phải kiên tâm không nóng nảy, lưu kim 1 cách nhẹ nhàng, đợi khi nào mạch khí điều ḥa, ta mới rút kim thật nhanh, sau khi rút kim xong, ta dùng tay xoa nhẹ trên da và đồng thời bịt kín vết kim lại, nhờ vậy mà chân khí mới giữ lại được[52]. Cái quan yếu của việc dụng châm là không nên quên, không nên lơ là đến vấn đề thần khí”[53].

Lôi Công hỏi Hoàng Đế  "Trong điều gọi là châm luận mà bệ hạ đă nói, khi nào có được người thích ứng với công tác châm trị, ta sẽ nhận và dạy cho họ, nếu không phải là những người ấy th́ không nói đến họ; Làm thế nào để biết được người nào là người thích ứng cho việc truyền thụ (việc châm trị)”[54].

Hoàng Đế đáp: “Nên chọn đúng cho mỗi người 1 khoa thích hợp, tùy theo năng lực của họ mà dạy cho họ, nhờ vậy mà làm cho công việc thành công rực rỡ hơn”[55].

Lôi Công hỏi: “Thần mong được nghe về quan năng như thế nào ?”[56].

Hoàng Đế đáp: “Người nào đôi mắt sáng, ta dạy cho họ cách nh́n về sắc diện[57]. Người nào có đôi tai thính, ta dạy cho họ cách nghe tiếng nói[58]. Người nào có ngôn ngữ lưu loát, phát âm rơ ràng, ta dạy cho họ các) ăn nói để truyền đạt ư tưởng[59]. Người nào ăn nói ḥa hoăn, dáng điệu an tĩnh, thủ pháp khéo léo, nội tâm khéo xét đoán, ta dạy cho họ thao tác châm và cứu (bằng ngải) nhằm làm sơ thông khí huyết, điều ḥa các t́nh huống nghịch và thuận, xét được sự biến hóa của Âm Dương kiêm nắm vững các phương pháp điều trị[60]. Người nào có đôi tay ḥa hoăn, gân cốt dịu dàng, nội tâm điều ḥa, ta dạy cho họ phép án ma để hướng dẫn hành khí[61]. Người nào tính hay ghen ghét, lời lẽ khe khắt, độc ác, thái độ khinh người, ta để cho họ làm khoa thóa ung chủ bệnh[62]. Người nào có móng tay thô kệch, thủ pháp ác độc, mỗi khi làm việc thường di hại đến kẻ khác, ta dạy cho họ làm công việc xoa nắn những khối tích tụ, và những chứng tư (tê) lâu năm[63]. Như vậy, mỗi loại người có 1 việc thích hợp với khả năng của họ, nhờ vậy mà các phương pháp điều trị mới vận hành thuận lợi, tên tuổi của họ mới nổi lên khắp nơi[64]. Nếu không gặp được người thích hợp với mỗi công tác điều trị như đă nói trên, chẳng những công phu của họ không thành mà ông thầy của họ cũng mất đi cái danh dự ấy[65]. Cho nên mới nói rằng: Đó là ư nghĩa của câu: Khi nào có được người thích ứng với công tác châm trị ta sẽ nhận và dạy cho họ, nếu không phải là người ấy th́ không truyền cho[66]. Muốn thử bàn tay độc hiểm, ta sẽ thử cho họ đè lên con rùa, ta để con rùa bên dưới 1 đồ dùng (cái chậu chẳng hạn), bên trên người đó dùng tay đè lên, sau 50 ngày con rùa sẽ chết[67]. Nếu người nào mà bàn tay ḥa hoăn (dịu dàng) th́ con rùa sẽ sống lại như cũ”[68].

官能篇第七十三

黃帝問於岐伯曰:余聞九鍼於夫子眾多矣,不可勝數。余推而論之,以為一紀。余司誦之,子聽其理,非則語余,請正其道,令可久傳,後世無患。得其人乃傳,非其人勿言。岐伯稽首再拜曰:請聽聖王之道。黃帝曰:用鍼之理,必知形氣之所在,左右上下,陰陽表裏,血氣多少,行之逆順,出入之合。謀伐有過,知解結,知補虛瀉實,上下氣門。明通於四海,審其所在,寒熱淋露,以輸異處,審於調氣,明於經隧,左右支絡,盡知其會。寒與熱爭,能合而調之;虛與實鄰,知決而通之;左右不調,犯而行之。明於逆順,乃知可治。陰陽不奇,故知起時。審於本末,察其寒熱,得邪所在,萬刺不殆。知官九鍼,刺道畢矣。

明於五輸,徐疾所在,屈伸出入,皆有條理。言陰與陽,合於五行,五臟六腑,亦有所藏。四時八風,盡有陰陽,各得其位,合於明堂,各處色部,五臟六腑,察其所痛,左右上下,知其寒溫,何經所在。審皮膚之寒溫滑濇,知其所苦。膈有上下,知其氣所在。先得其道,稀而疏之,稍深以留,故能徐入之。大熱在上,推而下之。從下上者,引而去之。視前痛者,常先取之。大寒在外,留而補之。入於中者,從合瀉之。鍼所不為,灸之所宜。上氣不足,推而揚之。下氣不足,積而從之。陰陽皆虛,火自當之。厥而寒甚,骨廉陷下,寒過於膝,下陵三里。陰絡所過,得之留止。寒入於中,推而行之。經陷下者,火則當之。結絡堅緊,火所治之。不知所苦,兩蹻之下,男陰女陽,良工所禁。鍼論畢矣。

用鍼之服,必有法則。上視天光,下司八正,以辟奇邪,而觀百姓,審於虛實,無犯其邪,是得天之露,遇歲之虛,救而不勝,反受其殃。故曰,必知天忌。

乃言鍼意,法於往古,驗於來今,觀於窈冥,通於無窮,粗之所不見,良工之所貴,莫知其形,若神髣髴。

邪氣之中人也,灑淅動形。正邪之中人也,微先見於色,不知於其身,若有若無,若亡若存,有形無形,莫知其情。是故上工之取氣,乃救其萌芽;下工守其已成,因敗其形。

是故工之用鍼也,知氣之所在而守其門戶,明於調氣補瀉所在,徐疾之意,所取之處。瀉必用圓,切而轉之,其氣乃行,疾而徐出,邪氣乃出,伸而迎之,遙大其穴,氣出乃疾。補必用方,外引其皮,令當其

門,左引其樞,右推其膚,微旋而徐推之,必端以正,安以靜,堅心無解,欲微以留,氣下而疾出之,推其皮,蓋其外門,真氣乃存。用鍼之要,無忘其神。

雷公問於黃帝曰:鍼論曰,得其人乃傳,非其人勿言。何以知其可傳?黃帝曰:各得其人,任之其能,故能明其事。雷公曰:願聞官能奈何?黃帝曰:明目者,可以視色。聰耳者,可以聽音。捷疾辭語者,可使傳論語。徐而安靜,手巧而心審諦者,可使行鍼艾。理血氣而調諸逆順,察陰陽而兼諸方。緩節柔筋而心和調者,可使導引行氣。疾毒言語輕人者,可使唾癰呪病。爪苦手毒,為事善傷人者,可使按積抑痺。各得其能,方乃可行,其名乃彰。不得其人,其功不成,其師無名。故曰,得其人乃言,非其人勿傳,此之謂也。手毒者,可使試按龜,置龜於器下而按其上,五十日而死矣。手甘者,復生如故也。