THIÊN 7: QUAN CHÂM

Vấn đề quan yếu của châm thích hay nhất phải kể đến “Quan châm” [1]. Sự thích nghi của 9 loại kim đều có cách châm riêng của nó, mỗi cây kim dài ngắn, to nhỏ đều có tác dụng của nó [2]. Nếu chúng ta ứng dụng không đúng phép th́ bệnh không thể hết [3]. Bệnh ở cạn mà châm vào sâu th́ bên trong sẽ làm thương đến phần cơ nhục đang lành và nơi b́ phu sẽ bị “ung” [4]. Bệnh ở sâu mà châm cạn th́ bệnh khí sẽ không được tả và ngược lại, nó sẽ gây thành nhiều mủ [5]. Bệnh chỉ đáng châm kim nhỏ mà lại châm kim to, khí sẽ bị tả quá nhiều, bệnh sẽ hại thêm[6]. Bệnh đáng châm kim to mà lại châm kim nhỏ, khí chẳng những không tả mà lại c̣n trở lại làm tệ hại hơn[7].

Nếu chúng ta làm sai đi sự thích hợp trong phép châm, ví dụ như bệnh (đáng châm kim nhỏ) mà lại châm kim to sẽ tả (đến chân khí), và nếu (đáng châm kim to) mà lại châm kim nhỏ th́ bệnh sẽ không thay đổi (hết) được [8]. Điều này chúng ta đă nói về sự tai hại của nó rồi, nay xin được nói về phương pháp  thi hành (đúng cách) [9].

Bệnh ở vùng b́ phu, không nằm ở chỗ nào nhất định, nên dùng kim Sàm châm, châm vào chỗ đang bệnh [10]. Nhưng nếu gặp chỗ làn da trắng (không dấu vết) th́ không nên châm[11]. Bệnh ở tại khoảng phận nhục, nên dùng kim Viên châm, châm vào chỗ đang bệnh [12]. Bệnh ở tại kinh lạc với chứng Cốt tư, nên dùng kim Phong châm[13]. Bệnh ở tại mạch, khí bị thiểu cần phải được châm bổ, trường hợp này nên dùng kim Đề châm, châm vào các huyệt Tỉnh Huỳnh thuộc các đường kinh [14]. Bệnh gây thành những vùng nhiều mủ, nên dùng kim Phi châm [15]. Bệnh Tư khí bạo phát, nên dùng kim Viêm lợi châm[16]. Bệnh Tư khí gây thành chứng đau nhức không hết, nên dùng kim Hào châm[16]. Bệnh ở chỗ xa (sâu), nên dùng kim Trường châm[17]. Bệnh Thủy thũng làm cho các vùng Quan tiết không thông được, nên dùng kim Đại châm[18]. Bệnh ở tại ngũ tạng bền lâu, nên dùng kim Phong châm[20].

Nếu cần châm tả ở các huyệt Tỉnh Huỳnh thuộc các đường kinh th́ nên dựa vào sự thay đổi của bốn mùa[21].

Phàm các phép gồm có 9 để ứng với cửu biến:[22]

- Thứ nhất: gọi là “Du thích”, Du thích là phép châm các huyệt Huỳnh Du của các kinh và các huyệt (bối) du thuộc tạng phủ [23].

- Thứ hai: gọi là “Viễn đạo thích”, Viễn đạo thích ư nói phép châm các huyệt ở dưới mà bệnh ở trên, đó là châm theo lối ‘phủ du’[24].

- Thứ ba: gọi là “Kinh thích”, Kinh thích là châm vào vùng kết lạc của các đại kinh, thuộc vùng (phận) của đại kinh [25].

- Thứ tư: gọi là “Lạc thích”, Lạc thích là phép châm vào vùng huyết mạch của tiểu lạc[26].

- Thứ năm: gọi là “Phận thích”, Phận thích là phép châm vào trong khoảng phận nhục [27].

- Thứ sáu: gọi là “Đại tả thích”, Đại tả thích là phép dùng kim Phi châm để châm vào nơi có nhiều mủ [28].

- Thứ bảy: gọi là “Mao thích”, Mao thích là phép châm các chứng “tư” nổi cạn lên ở vùng b́ phu [29].

- Thứ tám: gọi là “Cự thích”, Cự thích là phép châm, nếu bệnh ở tả th́ châm ở huyệt bên hữu, bệnh bên hữu th́ châm huyệt bên tả [30].

- Thứ chín: gọi là “Thôi thích”, Thôi thích là phép châm bằng cách đốt nóng nhờ vậy mà thủ được các chứng tư [31].

Phàm các phép châm có 12 tiết để ứng với 12 kinh:[32]

- Thứ nhất: gọi là “Ngẫu thích”, Là phép châm dùng tay án ngay chỗ tâm ở trước cũng như ở sau lưng chộ đang đau nhức, châm phía trước 1 kim, phía sau 1 kim, nhằm trị chứng “Tâm tư”, Châm theo phương pháp  này phải châm kim nghiêng (bàng) [33].

- Thứ hai: gọi là “Báo thích”, Là châm vào những nơi đau nhức không nhất định, chạy lên chạy xuống, châm thẳng vào trong không rút kim ra, dùng tay trái án lên chỗ đau rồi mới rút kim, Châm như vậy nhiều lần [34].

- Thứ ba: gọi là “Khôi khích”, Là châm vào bên cạnh, nâng mũi kim lên phía sau hoặc phía trước nhằm khơi lên đường gân đang bị cấp để trị chứng cân tư [35].

- Thứ tư: gọi là “Tề thích”, là phép châm 1 kim thẳng 2 kim nghiêng (xiên) nhằm trị chứng hàn khí đang c̣n chưa đi sâu vào trong, c̣n có tên là Tam thích, Tam thích nhằm trị tư khí đang c̣n chưa đi sâu vào trong [36].

- Thứ năm: gọi là “Dương thích”, là phép châm ở ngay giữa 1 kim, ở 4 bên 4 kim, châm cạn nhằm trị hàn khí đang c̣n ở cạn mà rộng [37].

- Thứ sáu: gọi là “Trực châm thích”, là phép châm (dùng tay) kéo da lên rồi mới châm nhằm trị hàn khí đang c̣n ở cạn [38].

- Thứ bảy: gọi là “Du thích”, là phép châm thẳng vào rút thẳng ra, phát kim để châm thật lâu và lưu kim thật sâu, nhằm trị tà khí đang thịnh và nhiệt [39].

- Thứ tám: gọi là “Đoản thích”, là phép châm vào đến tận ‘cốt tư’, mũi kim hơi dao động và đi sâu vào đến chỗ ‘cốt’ mà mũi kim phải tới như thế là chúng ta đang có tác động lên xuống nhằm bức thiết tà khí đang ở sâu vào ‘cốt’ (phải đi ra) vậy [40].

- Thứ chín: gọi là “Phù thích”, là phép châm các mũi kim vây quanh (vùng đau) và nên châm cạn nhằm trị chứng cơ bị cấp mà hàn [41].

- Thứ mười: gọi là “Âm thích”, là phép châm cả hai bên phải bên trái nhằm trị chứng ‘hàn quyết’, châm trúng chứng hàn quyết nằm ở kinh Thiếu âm ngoài sau mắt cá [42].

- Thứ mười một: gọi là “Bàng châm thích”, là phép châm 1 mũi kim châm ngay, 1 mũi kim châm xiên bên cạnh, mỗi bên 1 mũi nằm nhằm trị chứng lưu tư ở lâu trong cơ thể [43].

- Thứ mười hai: gọi là “Tán thích”, là phép châm thẳng vào và rút thẳng ra, châm nhiều cây mà châm cạn xuất huyết trị ung thũng [44].

Khi nào mạch c̣n ở trong sâu chưa hiện ra th́ châm  nhẹ vào trong và lưu kim lâu, nhằm tới nơi của khí của ngũ tạng [45]. Khi nào mạch ở chỗ cạn không nên châm ngay, án thế nào cho mạch khí tuyệt vào trong rồi mới châm, nhằm không để cho tinh khí bị xuất mà chỉ có mỗi một ḿnh tà khí xuất mà thôi[46]. Cái gọi là ‘tam thích’ là phép châm làm cho cốc khí đến [47]. Trước hết châm vào phần dưới da nhằm làm cho tà khí vùng Dương phận xuất ra, sau đó châm tiếp tục làm cho Âm tà xuất ra ít, sâu hơn vào dưới da cho đến phần cơ nhục nhưng chưa đến khoảng phận nhục, khi nào đến phần trong khoảng phận nhục th́ cốc khí sẽ đến [48]. Cho nên phép châm nói: trước hết châm cạn nhằm trục tà khí và để cho huyết khí đến, sau đó châm sâu vào cho đến vùng tà của Âm khí, sau cùng châm thật sâu vào nhằm làm cho cốc khí hiện ra [49]. Đó là ư nghĩa của (tam thích) [50]. Cho nên người dụng châm nếu không biết “sự gia của niên”, “sự thịnh suy của khí”, “sự bắt đầu của hư thực” th́ không thể gọi là “công: khéo” vậy [51].

Phàm các phép châm có “ngũ” để ứng với “ngũ tạng” :[52]

- Thứ nhất: gọi là “Bán thích”, có nghĩa là châm vào cạn, nhưng phát châm nhanh, đừng châm làm thương đến “nhục” mà phải như động tác nhổ 1 sợi lông, nhằm thủ lấy khí ở nơi b́ (da). Đây là phép châm ứng với Phế [53].

- Thứ hai: gọi là “Báo văn thích”, là phép châm trái phải, trước sau, châm cho trúng mạch là chính, nhằm thủ huyết ở kinh lạc. Đây là phép châm ứng với Tâm [54].

- Thứ ba: gọi là “Quan thích”, là châm thẳng vào hai bên phải trái (tứ chi), tận vào những nơi có cân nối quan tiết, nhằm thủ khí “cân tư”; Nên cẩn thận không nên châm xuất huyết. Đây là phép châm ứng với Can, c̣n gọi là “Uyên thích”, “Khởi thích” [55].

- Thứ tư: gọi là “Hợp cốc thích”, là phép châm hai bên phải và trái giống như cái “kê túc -  cẳng gà”. Châm vào vùng phận nhục, nhằm thủ khí “cơ tư”. Đây là phép châm ứng với Ty [56]ø.

- Thứ năm: gọi là “Du thích”, là phép châm thẳng vào và rút thẳng ra, châm sâu vào trong đến tận “cốt”, nhằm thủ khí “cốt tư”. Đây là phép châm ứng với Thận [57].

官鍼篇第七

凡刺之要,官鍼最妙。九鍼之宜,各有所為,長短大小,各有所施也。不得其用,病弗能移。疾淺鍼深,內傷良肉,皮膚為癰;病深鍼淺,病氣不瀉,支為大膿。病小鍼大,氣瀉太甚,

疾必為害;病大鍼小,氣不泄瀉,亦復為敗;失鍼之宜。大者瀉,小者不移,已言其過,請言其所施。病在皮膚無常處者,取以鑱鍼於病所,膚白勿取。病在分肉間,取以圓鍼於病所。病在經絡痼痺者,取以鋒鍼。病在脈氣少當補之者,取之鍉鍼於井滎分輸。病為大膿者,取以鈹鍼。病痺,氣暴發者,取以圓利鍼。病痺,氣痛而不去者,取以毫鍼。病在中者,取以長鍼。病水腫不能通關節者,取以大鍼。病在五臟固居者,取以鋒鍼,瀉於井滎分輸,取以四時。

凡刺有九,以應九變:一曰輸刺,輸刺者,刺諸經滎輸臟腧也。二曰遠道刺,遠道刺者,病在上取之下,刺腑腧也。三曰經刺,經刺者,刺大經之結絡經分也。四曰絡刺,絡刺者,刺小絡之血脈也。五曰分刺,分刺者,刺分肉之間也。六曰大瀉刺,大瀉刺者,刺大膿以鈹鍼也。七曰毛刺,毛刺者,刺浮痺皮膚也。八曰巨刺,巨刺者,左取右,右取左。九曰焠刺,焠刺者,刺燔鍼則取痺也。

凡刺有十二節,以應十二經。一曰偶刺,偶刺者,以手直心若背,直痛所,一刺前,一刺後,以治心痺。刺此者,旁鍼之也。二曰報刺,報刺者,刺痛無常處也。上下行者,直內無拔鍼,以左手隨病所按之,乃出鍼復刺之也。三曰恢刺,恢刺者,直刺旁之,舉之前後,恢筋急以治筋痺也。四曰齊刺,齊刺者,直入一,旁入二,以治寒氣小深者;或曰三刺,三刺者,治痺氣小深者也。五曰揚刺,揚刺者,正內一,旁內四,而浮之,以治寒氣之博大者也。六曰直鍼刺,直鍼刺者,引皮乃刺之,以治寒氣之淺者也。七曰輸刺,輸刺者,直入直出,稀發鍼而深之,以治氣盛而熱者也。八曰短刺,短刺者,刺骨痺,稍搖而深之,致鍼骨,所以上下摩骨也。九曰浮刺,浮刺者,旁人而浮之,以治肌急而寒者也。十曰陰刺,陰刺者,左右率刺之,以治寒厥,中寒厥,足踝後少陰也。十一曰旁鍼刺,旁鍼刺者,直刺旁刺各一,以治留痺久居者也。十二曰贊刺,贊刺者,直入直出,數發鍼而淺之出血,是謂治癰腫也。

脈之所居,深不見者,刺之微內鍼而久留之,以致其空脈氣也。脈淺者勿刺,按絕其脈乃刺之,無令精出,獨出其邪氣耳。

所謂三刺則穀氣出者,先淺刺絕皮以出陽邪;再刺則陰邪出者,少益深絕皮,致肌肉,未入分肉間也;已入分肉之間,則穀氣出。故刺法曰:始刺淺之,以逐邪氣而來血氣;後刺深之,以致陰氣之邪;最後刺極深之,以下穀氣。此之謂也。

故用鍼者,不知年之所加,氣之盛衰,虛實之所起,不可以為工也。

凡刺有五,以應五臟。一曰半刺,半刺者,淺內而疾發鍼,無鍼傷肉,如拔毛狀,以取皮氣,此肺之應也。二曰豹文刺,豹文刺者,左右前後鍼之,中脈為故,以取經絡之血者,此心之應也。三曰關刺,關刺者,直刺左右盡筋上,以取筋痺,慎無出血,此肝之應也。或曰淵刺,一曰豈刺。四曰合谷刺,合谷刺者,左右雞足,鍼於分肉之間,以取肌痺,此脾之應也。五曰輸刺,輸刺者,直入直出,深內之至骨,以取骨痺,此腎之應也。