NAN 36

Điều 36 Nan viết: “Mỗi tạng đều có một (tạng), chỉ có Thận là có đến 2 (tạng) tại sao thế ?”.

Thực vậy: “Thận có đến 2 tạng, nhưng không phải đều là Thận, bên trái gọi là Thận, bên phải gọi là Mệnh môn. Mệnh môn là nơi “ở” của thần và tinh, là nơi ràng buộc của nguyên khí. Ở người con trai, (Mệnh môn) là nơi tàng giữ tinh khí, ở người con gái, (Mệnh môn) là nơi ràng buộc với việc thụ thai. V́ thế ta biết Thận có một”.

NAN 37

Điều 37 Nan viết:  “Khí của ngũ tạng phát khởi lên từ đâu ? Thông đến đâu ? Có thể hiểu được không ?”.

Thực vậy: “Ngũ tạng, bên trên nó quan hệ đến cửu khiếu. Cho nên, Phế khí thông với mũi, mũi được ḥa th́ biết được mùi vị thúi hay thơm. Can khí thông với mắt, mắt được ḥa th́ thấy được màu trắng hay đen. Tỳ khí thông với miệng, miệng được ḥa th́ nếm được mùi của cốc khí. Tâm khí thông với lưỡi, lưỡi được ḥa th́ nếm được ngũ vị. Thận khí thông với tai, tai được ḥa th́ nghe được ngũ âm.

Ngũ tạng bất ḥa th́ cửu khiếu không thông. Lục phủ bất ḥa th́ lưu lại và kết lại thành chứng “ung”.

Tà khí ở tại lục phủ th́ Dương mạch bất ḥa, Dương mạch bất ḥa th́ khí bị lưu lại, khí bị lưu lại th́ Dương mạch bị thịnh. Tà khí ở Ngũ tạng th́ Âm mạch bất ḥa, Âm mạch bất ḥa th́ huyết bị lưu lại, huyết bị lưu lại th́ Âm mạch bị thịnh. Âm khí quá thịnh th́ dương khí không c̣n được “doanh” nữa, gọi là Cách. Dương khí quá thịnh th́ Âm khí không c̣n được “doanh” nữa, gọi là Quan. Âm Dương đều thịnh không c̣n cùng “doanh” cho nhau nữa, gọi là Quan Cách. Quan Cách có nghĩa là không c̣n sống trọn tuổi của ḿnh nữa, chết”.

“Kinh nói: Khí độc hành ở ngũ tạng mà không c̣n doanh ở lục phủ, tại sao như vậy ?”

Thực vậy: “Sự vận hành của khí ví như ḍng nước chảy không được ngừng lại. Cho nên Âm mạch th́ “doanh” ở ngũ tạng, Dương mạch th́ “doanh” ở lục phủ, như chiếc ṿng ngọc không đầu mối, không biết đầu mối sợi tơ ở đâu, dứt rồi bắt đầu trở lại, không bị t́nh trạng “phúc dật”. Nhân khí bên trong làm ấm ở tạng phủ, bên ngoài làm trơn nhuận tấu lư”.

NAN 38

Điều 38 Nan viết: “Tạng duy chỉ có 5, phủ lại độc có đến 6, tại sao vậy ?”.

Thực vậy: “Sở dĩ phủ có đến 6, đó là kể đến Tam tiêu, nó là biệt sứ của nguyên khí, nó chủ tŕ các khí có danh mà vô h́nh. Kinh của nó là Thủ Thiếu dương. Đây là phủ bên ngoài. V́ thế mới nói phủ có đến 6”.

NAN 39

Điều 39 Nan viết: “Kinh nói: Phủ có 5, tạng có 6, thế nghĩa là thế nào ?”.

Thực vậy “(Nói là) lục phủ, nhưng chính là chỉ có ngũ phủ, trong lúc đó ngũ tạng cũng thành có lục tạng, cũng là Thân có đến 2 tạng, tạng ở bên trái thuộc Thận, tạng ở bên phải thuộc Mệnh môn. Mệnh môn là chỗ “ở” của tinh thần. Người con trai dùng nó để tàng chứa tinh khí, người con gái dùng nó để ràng buộc vấn đề bào thai. Khí của nó thông với Thận, v́ thế mới nói tạng gồm có 6 (tạng)”.

“Phủ có 5 nghĩa là sao ?”.

Thực vậy: “Ngũ tạng, mỗi tạng đều có một phủ, Tam tiêu cũng là một phủ, nhưng lại không thuộc vào ngũ tạng, v́ thế mới nói phủ chỉ có 5 (phủ)”.

NAN 40

Điều 40 Nan viết: “Kinh nói: Can chủ về sắc, Tâm chủ về xú, Tỳ chủ về vị, Phế chủ về thanh, Thận chủ về dịch. Tỵ (mũi) là nơi biểu hiện của Phế vậy mà nó lại biết được mùi thơm, thúi (hôi). Nhĩ (tai) là nơi biểu hiện của Thận vậy mà nó lại nghe được âm thanh. Ư của nó thế nào ?”.

Thực vậy: “Phế thuộc tây phương Kim. Kim được sinh ra ở tỵ, tỵ thuộc nam phương Hỏa. Hỏa thuộc Tâm, Tâm chủ về xu, v́ thế nó khiến cho mũi biết được mùi thơm hay thúi. Thận thuộc bắc phương Thủy. Thủy được sinh ra ở thân, thân thuộc tây phương Kim. Kim thuộc Phế, Phế chủ về âm thanh, v́ thế nó khiến cho tai nghe được âm thanh”.