NAN 66

Điều 66 Nan viết:Huyệt Nguyên của Phế xuất ra ở huyệt Thái Uyên. Huyệt Nguyên của Tâm xuất ra ở huyệt Đại Lăng. Huyệt Nguyên của Tỳ xuất ra ở huyệt Thái Bạch. Huyệt Nguyên của Thận xuất ra ở huyệt Thái Khê. Huyệt Nguyên của Thái âm xuất ra ở huyệt Đoài Cốt. Huyệt Nguyên của Đởm xuất ra ở huyệt Khâu Khư. Huyệt Nguyên của Vị xuất ra ở huyệt Xung Dương. Huyệt Nguyên của Tam tiêu xuất ra ở huyệt Dương Tŕ. Huyệt Nguyên của Bàng quang xuất ra ở huyệt Kinh Cốt. Huyệt Nguyên của Đại Trường xuất ra ở huyệt Hợp Cốc. Huyệt Nguyên của Tiểu trường xuất ra ở huyệt Uyển Cốt”.

“Tất cả 12 kinh đều xem huyệt du như huyệt Nguyên, tại sao thế ?”.

Thực vậy: “Các du huyệt của ngũ hành là nơi vận hành của Tam tiêu, nơi giữ lại, dừng lại của khí”.

“Các du huyệt vận hành của Tam tiêu đều thuộc huyệt Nguyên, tại sao thế ?”.

Thực vậy: “Vùng động khí nằm dưới rún và giữa 2 Thận là “sinh mạng” của con người, là “căn bản: gốc rễ” của 12 kinh, cho nên gọi là “Nguyên”. Tam tiêu là sứ giả đặc biệt của Nguyên khí, chủ về thông hành cả 3 khí, nó trải qua suốt cả ngũ tạng lục phủ. Huyệt Nguyên chính là cái tên gọi “tôn qúy” của Tam tiêu, cho nên nơi mà nó qua và dừng lại th́ gọi là Nguyên. Ngũ tạng và lục phủ có bệnh, nên thủ huyệt Nguyên để chữa”.

NAN 67

Điều 67 Nan viết: “Các huyệt mộ của ngũ tạng đều tại Âm, nhưng các huyệt du lại ở tại Dương, thế là thế nào ?”.

Thực vậy: “Âm bệnh hành ở Dương, Dương bệnh hành ở Âm. Cho nên làm cho các huyệt mộ tại Âm, du tại Dương”.

NAN 68

Điều 68 Nan viết: “Ngũ tạng lục phủ đều có các huyệt Tỉnh Vinh Du Kinh Hợp. Các huyệt này chủ trị thế nào ?”.

Thực vậy: “Kinh nói: “Chỗ xuất ra” gọi là Tỉnh, “chỗ lưu” gọi là Vinh, “chỗ chú” gọi là Du, “chỗ hành” gọi là Kinh, “chỗ nhập vào” gọi là Hợp. Huyệt Tỉnh chủ về dưới Tâm bị măn (đầy). Huyệt Vinh chủ về Thân bị nhiệt. Huyệt Du chủ về tay chân nặng nề, các quan tiết bị đau nhức. Huyệt Kinh chủ về ho suyễn hàn nhiệt. Huyệt Hợp chủ về nghịch khí và tiêu chảy. Đây là các bệnh mà huyệt Tỉnh Vinh Du Kinh Hợp đă chủ trong ngũ tạng lục phủ”.

NAN 69

Điều 69 Nan viết: “Kinh nói: Hư th́ bổ, thực th́ tả, không hư không thực theo kinh mà thủ (huyệt) châm. Nói thế nghĩa là thế nào ?”.

Thực vậy: “Khi hư th́ bổ mẫu, khi thực th́ tả tử. Nên châm bổ trước rồi châm tả sau. Nếu không thực không hư th́ dựa vào kinh mà thủ huyệt, đó có nghĩa là chính kinh tự sinh bệnh, không bị trúng bởi tà khí khác, trường hợp này nên tự thủ huyệt ở kinh đó. Đó là ư nghĩa “dĩ kinh thủ chi”.

NAN 70

Điều 70 Nan viết: “Kinh ngôn: Xuân hạ châm cạn, thu đông châm sâu, nói thế nghĩa là thế nào ?”.

Thực vậy: “Mùa xuân và hạ, Dương khí c̣n ở trên, nhân khí cũng ở trên, v́ thế nên thủ huyệt châm cạn. Mùa thu và đông Dương khí đă xuống dưới, nhân khí cũng ở dưới, v́ thế nên thủ huyệt châm sâu”.

Mùa xuân và hạ châm phải đến khí “nhất âm” mùa thu và đông châm phải đến khí “nhất dương”. Nói thế là sao ?”.

Thực vậy: “Mùa xuân và hạ ôn, châm ắt phải châm đến khí “nhất âm”, ư nói lúc đầu mới châm vào phải sâu đến bộ vị của Thận và Can, khi nào đắc khí th́ dẫn khí Âm (lên trên). Mùa thu đông hàn, châm ắt phải châm đến khí “nhất Dương”, ư nói lúc đầu châm kim vào phải cạn  và vùng phù, đó là châm đến bộ vị của Tâm và Phế, khi nào đắc khí th́ đưa sâu kim vào, tức là đưa Dương khí vào. Đây là ư nghĩa của câu “mùa xuân và hạ phải châm đến khí nhất Âm, mùa thu và đông phải châm đến khí nhất Dương”.