GIẢN  CHỨNG 

( Động kinh - Epilepsie - Epileepsy. )

Đại Cương

Giản chứng,  Điên Giản, Giản Phong.là các bệnh danh YHCT mô tả các cơn động kinh 

 Bịnh giản khi phát th́ hôn mê, ngă lăn ra, răng cắn chặt, đờm dăi kéo lên sặc sụa, nặng th́ chân tay run rẩy, co cứng, mắt trợn trừng, họng kêu như tiếng súc vật, khi hết cơn, người trở lại b́nh thường’.

- Bịnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ trẻ rất nhỏ (vài tháng) đến người tuổi cao, nhưng động kinh thường khởi đầu ở tuổi trẻ (dưới 20 tuổi).

- Là 1 bịnh phổ biến ở nhiều nước, khoảng 0,5-2% dân số hoặc có từ 1-5 người bị động kinh trên 1000 dân. 

Phân Loại

Tổ chức Y tế Thế Giới từ năm 1981 đă đưa ra bảng phân loại động kinh mà cho đến nay vẫn đang được dùng:

1- Phân loại theo cơn động kinh

+ Cơn động kinh cục bộ hoặc động kinh ổ: cơn cục bộ đơn thuần (cảm giác, vận động, thực vật, tâm thần), cơn cục bộ phức tạp (cơn tâm thần vận động hoặc cơn thùy thái dương), cơn cục bộ toàn hóa.

+ Cơn toàn bộ nguyên phát: cơn cứng giật (cơn lớn), cơn trương lực, cơn vắng ư thức không điển h́nh, cơn giật cơ, cơn mất trương lực, cơn co gấp trẻ nhỏ.

+ Động kinh trạng thái: thể cứng giật dưới dạng vắng ư thức, cơn cục bộ liên tục Kejewnikev.

+ Thể hồi quy: tản phát, chu kỳ, phản xạ (giật cơ ánh sáng, cảm giác bản thể do âm nhạc, động kinh khi đọc).

2- Phân loại theo nguyên nhân.

+ Động kinh nguyên phát (vô căn): không t́m được tổn thương thực thể của năo trong tiền sử và hiện tại.

+ Động kinh triệu chứng (thứ phát): có các tổn thương thực thể khu trú ở năo.

3- Phân loại theo điện năo đồ.

+ Loại cơn phóng điện cực phát, đồng thời, đối xứng, lan tỏa 2 bên, tương ứng với động kinh nguyên phát cơn lớn cơn nhỏ.

+ Loại cơn phóng điện khu trú 1 diện giới hạn vỏ năo, có hoặc không lan tỏa đến các phần c̣n lại của năo, tương ứng với 1 tập hợp các cơ, gọi là động kinh khu trú, động kinh ổ, động kinh cục bộ.

YHCT chia chứng Giản thành 2 loại lớn là 

Dương giản và Âm giản.

Ngoài ra, dựa theo chứng trạng, đặc biệt là theo tiếng kêu phát ra khi lên cơn động kinh, YHCT chia ra 5 loại, ứng với 5 tạng.

1- Mă giản: há miệng, lắc đầu, kêu như ngực hí (Tâm)

2- Ngưu giản: Mắt trợn ngược, bụng trướng, kêu như trâu rống (Tỳ)

3- Trư giản: Sùi bọt mép, tiếng kêu như heo (Thận)

4- Kê Giản: đầu lắc, thân người cong lên, kêu như gà (Can)

5- Dương giản: mắt trợn ngược, lưỡi thè ra, kêu như Dê (Phế)

Nguyên Nhân

a- Theo YHHĐ 

1- Do chấn thương sọ năo: cơn động kinh đầu tiên thường xẩy ra trong ṿng 5 năm sau chấn thương, rất hiếm gặp sau 10 năm.

2- Do u năo:  u năo có động kinh. Phần lớn các u này ở trên lều.

3- Do tai biến mạch máu năo: xuất huyết năo, lấp mạch do xơ mỡ,  xuất huyết dưới màng nhện . dị dạng năo .

4- Do nhiễm khuẩn nội sọ: các áp xe năo có động kinh. Ngoài ra thường gặp động kinh ở giai đoạn cấp của năo, màng năo, bị nấm, động mạch năo viêm tắc.

- Do di truyền : Lennox (1975) điều tra trên 20.000 người có quan hệ họ hàng gần với người bịnh thấy có 4.231 ngưới bị động kinh vô căn. Trên 95 cặp sinh đôi dị hợp tử, tỉ lệ cả 2 bị động kinh là 14,5%.

- Do các nguyên nhân khác:

+ Do rối loạn chuyển hóa: Hạ đường huyết, hạ calci huyết, thiếu Pyridoxin (B6), rối loạn nước, điện giải.

+ Do các bịnh nội khoa: Tim suy, thận suy, Urê cao, ngộ độc các loại.

+ Do ấu trùng sán gạo heo khu trú vào năo .

b- Nguyên nhân theo YHCT

- Bịnh Giản  do kinh sợ, hoặc do ăn uống không điều độ hoặc do khi c̣n ở trong thai đă bị động kinh làm cho tạng khí không b́nh thường, kinh mạch không điều ḥa, biểu hiện bằng đờm tích, quyết khí nội phong, hôn mê. Khi khí thông th́ tự khỏi.

-  do kinh sợ, ăn uống không điều ḥa làm cho tạng phủ bị rối loạn dẫn đến đờm bị tích tụ, nội phong gây ra bịnh.

-  do tiên thiên (ở trẻ nhỏ) hoặc thấy tụ lại ở Tỳ Vị thành đờm hoặc bị kinh sợ, Can uất không thông, dương bốc lên gây ra phong động, đàm che lấp thanh khiếu gây ra bịnh.

-  do Can Thận bất túc, làm cho Can phong nội động, đàm nghịch lên trên, kinh khí bị xáo trộn, thanh khiếu bị che lấp gây ra bịnh.’

Cơ Chế Sinh Bịnh

Bịnh động kinh phần lớn do tạng phủ mất quân b́nh, chủ yếu ở Can Tỳ Thận và ảnh hưởng đến tạng Tâm gây ra.

Kinh sợ hại đến Can Thận, Can Thận suy yếu, không liễm được dương, dương bốc lên sinh ra nhiệt. Nhiệt sinh phong làm cho Can phong nội động, hoặc do nhiệt nung nấu tân dịch gây thành đàm, hoặc do ăn uống không đều làm cho Tỳ Vị bị tổn thương, không sinh đủ các chất tinh hoa (Dưỡng trấp), đàm trọc tụ lại. Khi t́nh chí bị uất kết hoặc lai động quá sức làm cho khí nghịch lên hoặc Can phong hợp với đàm nhiễu lên gây ra trở ngại kinh lạc và Tâm khiếu, gây ra bịnh, hoặc do bẩm thụ tiên thiên gây ra, nhất là ở trẻ nhỏ.

Triệu Chứng Lâm Sàng

a- Theo YHHĐ 

Trên lâm sàng thường gặp 3 loại động kinh sau:

1- Cơn Động Kinh Toàn Thể (Cơn Lớn)

Vài giờ hoặc vài ngày trước đă có 1 số dấu hiệu (tiền triệu) như cơn đau nửa đầu, cơn đau dây thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp tim, tính t́nh thay đổi, trầm cảm, run...

Ngay trước khi bắt đầu lên cơn, có 1 số dấu hiệu báo trước như chớp mắt nhiều, nghiến răng hoặc cảm giác như kiến ḅ, cảm giác phỏng, cảm giác như có gió thổi qua người, hoặc hoa mắt, mắt nổi đom đóm, tai ù, tai nghe tiếng chuông, mũi ngửi mùi khét, lưỡi có vị khó chịu, hắt hơi, hồi hộp, ngực đau tức, muốn ói, ói hoặc lo lắng, giận dữ, mơ mộng.....

Một cơn động kinh thường xuất hiện với 3 giai đoạn:

- Giai đoạn cường: Thường bắt đầu bằng 1 tiếng kêu rồi ngă ngay xuống đất bất tỉnh, chân tay cứng đờ, lồng ngực và cơ hoành giữ yên, không thở trong vài giây, mắt thâm tím do ngạt, hàm cắn chặt, răng nghiến lại. Giai đoạn này trung b́nh dài 30 giây.

- Giai đoạn giật: người bịnh bất ngờ co giật, nhịp nhàng, cơn giật ngày càng mạnh và thưa hơn, lưỡi thè ra và dễ bị cắn môi và mặt trong má cũng có thể bị cắn chảy máu. Các cơ mặt cũng bị co giật, nước miếng tiết ra nhiều dưới dạng sủi bọt. Các cơ ṿng dăn ra, v́ vậy hay đái ra quần. Giai đaọn này dài 2-3 phút và kết thúc bằng 1 tiếng rên, thở sâu và thư giăn.

- Giai đoạn hôn mê: nằm yên, thư giăn, mất cảmm giác và ư thức, mặt đỡ tím dần, có cảm tưởng là người bịnh ngủ say. Giai đoạn này dài từ 15 phút tới vài giờ. Sau đó, ư thức trở lại dần, lúc đă tỉnh đa số người bịnh vẫn có ư thức u ám, cơ thể đau nhức và không nhớ ǵ về cơn đă xẩy ra.

- Sau cơn: Có thể những dấu hiệu liệt, bán liệt, co cứng, mất cảm giác hoặc giảm cảm giác, nh́n kém nghe giảm, ói mửa, khó thở, Albumin/niệu trạng thái tâm thần u ám, hay giận dữ có thể bỏ nhà ra đi và sau đó cũng không nhớ rơ sự việc ǵ hết.

- Nhịp các cơn: Cơn hay xẩy ra ban đêm nhiều hơn, các cơn ban ngày cũng thường hay xuất hiện buổi sáng sớm nhiều hơn. Nhịp cơn thay đổi tùy mức độ nặng nhẹ. Lúc đầu thưa, 1 năm 2-3 cơn, sau đó dầy dần: hàng tháng hoặc hàng ngày, có những đợt nghỉ. Cơn dầy th́ người bịnh bị loạn thần.

2- Cơn Động Kinh Nhỏ.

Thường là loại động kinh vô căn, hay gặp ở trẻ nhỏ. Đặc điểm là có những cơn vắng, những cơn co giật hoặc những cơn vô lực. Thời gian mỗi cơn không quá 30 giây nhưng xẩy ra nhiều lần trong ngày.

- Loại cơn vắn: là 1 biểu hiện của động kinh vô căn. Mất ư thức chốc lát trong 15_30 giây, trong khi đó, người bịnh ngừng mọi hoạt động nhưng các động tác tự động đơn giản th́ vẫn c̣n, ví dụ như tiếp tục đi... Người bịnh không biết và nhớ ǵ về cơn vắng. Cơn vắng bắt đầu và chấm dứt đột ngột, không có ǵ báo trước. Người bịnh không bị ngă.

- Loại co giật cơ: Trong 3% cơn bé thấy có những co cứng cơ từng phần với những động tác của đầu và chi trên, ít khi mất ư thức.

- Thể vô lực: Trong 15% trường hợp người bịnh đột nhiên mất trương lực cơ, đánh rơi vật đang cầm trong tay, ngă khụy xuống trong khi ư thức vẫn tỉnh, và chỉ kéo dài 30 giây- 1 phút.

3- Cơn Động Kinh Cục Bộ (Bravais Jacksen)

Không có động kinh toàn thân mà chỉ có co giật, thường bắt đầu ở ngón tay cái, ngón chân cái rồi lan rộng thêm đến các vùng chung quanh. Thường ư thức vẫn c̣n, thời gian cơn ngắn chỉ vài phút.

b- Theo YHCT

  Giản chứng có 2 thể loại  như sau:

1- Do Can Phong Đờm Trọc: Trước khi phát bịnh thường thấy chóng mặt, đầu đau, hông ngực đầy tức, buồn bực nghiến răng, trợn mắt, chân tay run giật, đờm dăi kéo lên, thở kḥ khè, có lúc hôn mê, lưỡi nhạt, mạch huyền hoạt 

Biện chứng: Chóng mặt, đầu đau, buồn bực là do phong đờm bốc lên. Can phong nội động ảnh hưởng đến phong đờm, phong đờm bốc lên làm cho Tâm khiếu bị che lấp gây nên động kinh. Can bị uất sẽ làm hại Tỳ, Tỳ bị tổn thương không kiện vận được, đờm trọc sẽ sinh ra, phong đờm kéo lên làm đờm dăi tiết ra nhiều (kḥ khè, sùi bọt ở mép....) lưỡi nhạt, mạch Huyền là biểu tượng của Can, mạch Hoạt biểu hiện của đờm trọc.

Điều trị:

 Tức phong, khoát đờm, trấn tâm, khai khiếu 

Dùng bài: Định Giản Hoàn : Thiên ma 40g, Phục linh 40g, Viễn chí 28g, Bối mẫu 40g, Thạch xương bồ 20g, Toàn yết 20g, Đởm nam tinh 20g, Mạch môn 80g, Cương tằm 20g, Bán hạ 40g, Phục thần 40g, Hổ phách 20g, Trần b́ 28g, Đan sâm 80g, Thần sa 12g. Tán bột. Dùng Trúc Lịch 100ml, nước cốt gừng 20ml, Cam Thảo 120g, sắc đặc thành cao, trộn với thuốc bột, làm hoàn, dùng Thần Sa bọc ngoài làm áo. Mỗi lần dùng 8-12g, ngày 2 lần.

Ghi chú: trước khi phát cơn nên dùng thuốc sắc, sau khi hết cơn, nên chuyển sang dạng thuốc viên.

-  Định Giản Thang (Cúc Hoa, Câu Đằng, Phục Linh, Cương Tằm, Trúc Nhự, Mộc Qua, Ty Qua Lạc, Đạm Trúc Diệp đều 12g, Bạc Hà, Nam Tinh, Bán Hạ, Trần B́, Chích Thảo, Thiên Trúc Hoàng đều 4g- Sắc uống.

- Điên Giản Phương: Tây dương sâm 60g, Bạch thược 60g, Bán hạ (chế) 40g, Phục linh 100g, Bạch truật (sao đất) 100g, Viễn chí (bỏ lơi, nướng mật) 60g, Hổ phách 60g, Toan táo nhân (sao) 100g, Quất hồng 60g, Thiên ma 60g, Đương quy 60g, Câu đằng 80g, Thiên trúc hoàng 80g, Đởm nam tinh 40g, Sài hồ 12g, Chích thảo 40g, Chu sa 40g, Ngưu hoàng 6g, Xạ hương 4g, Xích kim 50 miếng.

2- Do Can Hỏa Đờm Nhiệt: trước khi phát bịnh thấy chóng mặt, đầu đau, hông ngực đầy tức, buồn bực nghiến răng, trợn mắt, chân tay run giật, đờm dăi kéo lên, thở kḥ khè có khi bị hôn mê, tính t́nh thường hay nóng nảy, cáu gắt, ít ngủ, miệng khô, táo bón, lưỡi đỏ, mạch Huyền Sác.

Biện chứng: Can hỏa bốc lên, hỏa động sinh phong thiêu đốt tân dịch, làm tân dịch khô lại thành đờm. Phong động khiến cho đờm bốc lên che lấp thanh khiếu gây ra động kinh. Can khí vượng th́ tính t́nh nóng nảy, hỏa quấy nhiễu tâm thần th́ tâm phiền, mất ngủ. Lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Huyền sác là Can hỏa đờm nhiệt quá mạnh gây ra.

Điều trị:

Thanh tả Can hỏa, hóa đờm, khai khiếu dùng bài Long Đởm Tả Can Thang hợp với bài Dịch Đàm Thang.

- Long Đởm Tả Can Thang : Long đởm thảo (sao rượu), Cam thảo

Hoàng cầm (sao), Xa tiền tử, Chi tử (sao rượu), Đương quy (tẩy rượu), Trạch tả, Sinh địa (sao rượu), Mộc thông, Sài hồ. Sắc uống.

- Dịch Đàm Thang (Kỳ Hiệu Lương Phương): Nam tinh (chế gừng) 4g, Thạch xương bồ 4g, Bán hạ (nấu sôi 7 lần) 4g, Nhân sâm 4g, Chỉ thực (sao khô) 8g, Trúc nhự 2,8g, Phục linh (bỏ vỏ) 8g, Cam thảo 2g, Quất hồng 6g. Thêm Sinh khương 5 lát, Sắc uống.

- Đạo Đờm Thang thêm Uất Kim, Chi Tử, Thạch Xương Bồ (Đạo Đờm Thang ‘Tế Sinh Phương’: Bán Hạ, Trần B́, Phục Linh, Cam Thảo, Chỉ Thực, Nam Tinh).