Cây cứt lợn điều trị viêm xoang

      Cây hoa cứt lợn, tên khoa học Ageratum conyzoides L. Trong dân gian thường gọi cây cứt lợn, cây cỏ hôi. Cây cứt lợn cao chừng 25 - 100cm, lá mọc đối xứng, h́nh tim, phía trên của lá màu xanh đậm, phía dưới màu nhạt hơn, lá có lông, sờ nhám, ṿ nát lá có mùi thơm dễ chịu (dầu sánh màu vàng). Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, trong cây cứt lợn có nhiều tinh dầu đặc 0,16%, hoa có tinh dầu 0,2%, trong tinh dầu hoa và lá đều có Cadinen, Caryophyllen, Geratocromen, Demetoxygeratocromen và một số thành phần khác. Gần đây, đă có tác giả t́m thấy tinh dầu từ 0,7 - 2%.
Không phải cho đến hôm nay; từ năm 1965, các bệnh viện dân y Tỉnh Phú Thọ đă nghiên cứu dùng cây cứt lợn chữa viêm xoang cho bệnh nhân đạt kết quả tốt. Và mới đây, BS Lê H., cả hai anh chị đều bị viêm đa xoang, tự chữa với cây cứt lợn có thêm lá chanh và ít bột long năo bằng hai phương pháp: nấu nước cô đặc xông chấm nước sau khi giă nát cho vào 2 mũi. Qua một số bệnh nhân ở KV5, Phường Quang Trung làm theo chỉ dẫn của BS Lê H. thấy bệnh có giảm và không phải điều trị các thuốc kháng viêm tân dược.
Qua nghiên cứu kỹ các tài liệu có nói: cây cứt lợn có 3 tác dụng chính tốt:
- Chống viêm
- Chống phù nề
- Chống dị ứng.
Ba cơ chế tác dụng này hoàn toàn đúng với cơ chế gây viêm xoang hoặc đa xoang do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân của dị ứng là cơ bản.. Khi các hố xoang đă viêm, tất nhiên, sẽ phù nề gây cản trở đường hô hấp trên như ngạt mũi, ứ đọng tiết dịch và rồi gây phản ứng cục bộ, sốt, đau đầu..., nay nhắc lại cũng không thừa v́ bà con ta hiện ở nhiều nơi không có phương tiện đến với chuyên khoa hay thuốc đặc trị. Trong trường hợp này, một số "cây nhà lá vườn" như cỏ cứt lợn cũng có thể trị được viêm xoang.

(Theo Báo SK&ĐS)