Y học cổ truyền: Điều trị và pḥng bệnh đau thần kinh tọa  
TS. Lê Lương Đống

Đau thần kinh tọa là hội chứng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh hông to. Bệnh thuộc phạm vi chứng tư , yêu cước thống . Bệnh hay gặp sau chấn thương do mang vác nặng (lồi hoặc thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống); do ngoại tà phong, hàn, thấp; do thận khí hư tổn (thoái hóa); hoặc do bẩm tố tiên thiên bất túc (dị tật cột sống, gai đôi) gây nên. Bệnh diễn biến làm người bệnh đau đớn kéo dài, dễ tái phát, có thể dẫn đến liệt, teo cơ và mất sức lao động.
Tùy thể bệnh mà có phương thức điều trị thích hợp.
Châm cứu: được dùng khá phổ biến. Thầy thuốc có thể dùng các huyệt vùng thắt lưng - cùng (tương ứng với các rễ thần kinh); các huyệt nằm dọc theo đường đi của dây thần kinh. Ngoài ra, tùy theo nguyên nhân, thầy thuốc có thể sử dụng thêm các huyệt tại chỗ hoặc xa nơi vùng đau với các thủ pháp khác nhau tùy theo tính chất hàn nhiệt, trạng thái hư thực, vị trí nông sâu của từng người bệnh. Liệu tŕnh điều trị thông thường từ 1 đến 2 tuần. Giữa các liệu tŕnh có thể nghỉ 5 đến 7 ngày.
Đắp chườm vùng lưng và chân đau: bằng các phương thức đơn giản như: nước ấm nóng, muối rang, lá ngải cứu hay lá cúc tần sao nóng (với chút ít dấm càng tốt) hoặc dán cao giảm đau như: cao Thiên hương , Thượng hồng , Thống nhất .
Tập luyện nhằm phục hồi sinh lư cột sống và chi bị bệnh.
Phương pháp 5 điểm: Người bệnh nằm ngửa trên giường. Dùng 5 điểm tỳ xuống mặt giường: đầu, hai khuỷu tay và hai gót chân, ưỡn cong lưng lên khỏi mặt giường. Mỗi ngày tập một đến hai lần, mỗi lần 15 đến 30 phút (nâng, hạ khoảng 50 đến 100 lần).
Phương pháp 3 điểm: Khi tập đă quen, khối cơ lưng khỏe hơn, chỉ cần sử dụng 3 điểm: đầu và hai gót chân làm điểm tỳ và tập như trên.
Phương pháp tập xà đơn : người bệnh cần tạo một chỗ bám chắc chắn như một xà đơn. Đu người và kéo xà ra sau gáy, lưng ưỡn cong. Tùy điều kiện và sức khỏe, cần điều chỉnh thời gian và cường độ tập cho phù hợp.
Một vài động tác khác như: đi thụt lùi nơi đường phẳng, an toàn hay khiêu vũ đều nhằm tăng cường sức khối cơ cạnh sống, giảm chèn ép rễ thần kinh và phục hồi chức năng cột sống.
Chú ư: người bệnh không nên bơi lội để tránh nhiễm thêm lạnh, ẩm, ảnh hưởng xấu đến việc chữa trị.
Dùng thuốc uống: có thể chia làm 3 nhóm chính
Thể khí trệ, huyết ứ (đau thần kinh tọa do sang chấn) với các triệu chứng: Sau khi mang vác nặng hoặc bị chấn thương, người bệnh cảm thấy đau ngang thắt lưng, lan xuống mông hoặc sau đùi, xuống phía sau hoặc trước ngoài cẳng chân. Phương pháp chữa: Hoạt huyết, tiêu ứ và giảm đau.
Bài thuốc: Tô mộc 12g, huyết giác 12g, nghệ củ 8g, ngải cứu 12g, lá móng tay 12g, ngưu tất 12g, sắc uống ngày 1 thang, uống từ 7 đến 10 ngày.
Đau thần kinh tọa do lạnh: Bệnh thuộc chứng phong hàn xâm phạm kinh lạc. Triệu chứng đau như trên. Đặc biệt, đau tăng khi bị ẩm, lạnh, nếu được chườm ấm sẽ thấy dễ chịu.
Phương pháp chữa: Khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết.
Bài thuốc nam như sau: rễ lá lốt 12g, ráy sơn thục (thiên niên kiện) 12g, cẩu tích (củ cu ly) 16g, quế chi 8g, ngải cứu 8g, vỏ quưt 8g, rễ cỏ xước 12g, rễ cây kiến c̣ 8g; sắc uống ngày 1 thang.
Thể mạn tính, kết hợp các nguyên nhân phong, hàn, thấp dùng bài Độc hoạt tang kư sinh (Thiên kim) có tác dụng khu phong tán hàn, trừ thấp, bổ can thận và thông kinh hoạt lạc: Độc hoạt 4g, tang kư sinh 4g, tế tân 2g, tần giao 4g, pḥng phong 4g, ngưu tất 4g, quế tâm 2g, đỗ trọng 8g, đảng sâm 8g, phục linh 8g, cam thảo 2g, sinh địa 12g, bạch thược 8g, xuyên khung 4g, đương quy 8g. Sắc uống ngày 1 thang, có thể uống 20 đến 50 thang. Uống liên tục 10 thang, có thể nghỉ vài ngày lại uống tiếp. Khi không có điều kiện sắc, có thể mua thuốc này dưới dạng viên tễ, cao lỏng.
Ngoài ra, đau thần kinh tọa c̣n có thể áp dụng phương pháp điều trị kết hợp Đông - Tây y: Thuốc tân dược, lư liệu pháp giảm đau trong đợt cấp, thủy châm vào huyệt thuốc giảm đau, chống viêm, vitamin (B1, B6, B12)...
Chú ư: không dùng kết hợp đồng thời hai loại thuốc giảm viêm chống đau để tránh biến chứng do tác dụng không mong muốn của thuốc.
Lời khuyên với người bệnh đau thần kinh tọa: điều trị kiên tŕ; thường xuyên tập luyện, đúng phương pháp; tránh lạnh và ẩm thấp kéo dài; giữ cho cân nặng có thể vừa phải, tránh béo ph́.

TS. Lê Lương Đống