Nhĩ châm điều trị hen phế quản

      Một trong những phương pháp điều trị hen phế quản của y học cổ truyền phương Đông là nhĩ châm. Phương pháp này có thể áp dụng trong điều trị hen phế quản đem lại hiệu quả tốt, có tác dụng cắt cơn hen phế quản, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, dễ làm, dễ thực hiện ngay ở tuyến cơ sở như tại các trạm y tế xă, phường.

Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo, và áp dụng:

Phương huyệt: ta có thể chọn một số huyệt chính như sau: Phổi, thượng thận, b́nh suyễn, thần môn, giao cảm B, hen. Ngoài ra chọn thêm một số huyệt như: phế quản, nội tiết, tam tiêu, thận, đại trường...

Vị trí và tác dụng của huyệt và giải thích phương huyệt: huyệt thần môn: nằm ở phần đỉnh của hố tam giác được tạo thành bởi cả hai nhánh đối vành tai. Theo kinh nghiệm của các y gia, huyệt này có tác dụng chống rối loạn thần kinh thực vật, an tĩnh thần kinh, chống viêm, giảm đau rất tốt. Cũng như huyệt thần môn, huyệt giao cảm nằm ở tận cùng nhánh dưới đối vành, bị che khuất bởi vành tai, khi lấy huyệt này phải vạch vành tai ra mới thấy được.

Trong thực hành có thể chọn huyệt giao cảm B là huyệt có tác dụng tương tự như huyệt giao cảm nhưng nằm trên vành tai, tiếp giáp với da đầu, là huyệt có tác dụng kích thích hệ thống giao cảm, điều ḥa thần kinh thực vật, chữa hen, ho... Huyệt hen nằm ở giữa hố tam giác, có tác dụng cắt cơn hen. Huyệt b́nh suyễn nằm ở đỉnh đối b́nh tai, cũng có tác dụng cắt cơn hen nên được gọi là b́nh suyễn, huyệt này c̣n có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong. Huyệt thượng thận nằm ở b́nh tai, chính giữa 1/2 dưới gờ b́nh tai, có tác dụng chống viêm, chống co thắt, giảm đau, chống dị ứng. Vùng phổi và khí quản đều nằm ở hơm tai, ngay trước lỗ tai, có tác dụng trực tiếp điều ḥa chức năng của phổi và phế quản. Huyệt thận nằm ở xoắn tai trên, dưới nhánh dưới đối vành tai. Có tác dụng nâng cao thận khí, làm tăng tác dụng b́nh suyễn. Huyệt đại tràng nằm sát gốc vành tai, trong xoắn tai trên, có tác dụng hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị theo quan niệm phế có quan hệ biểu lư với đại tràng. Vùng nội tiết và tam tiêu đều nằm ở khuyết gian b́nh, cũng có tác dụng điều chỉnh về nội tiết, làm tăng cường hiệu quả điều trị.

Cách ḍ huyệt và xác định huyệt: ở các cơ sở chuyên khoa th́ dùng các máy ḍ huyệt như máy Tesla - 3 của Tiệp Khắc sản xuất. ở Việt Nam có máy Therapul cũng có thể dùng đầu ḍ để ḍ huyệt được. Nếu không có máy ḍ th́ bạn có thể dùng ngay đầu một ống thuốc tiêm, chọn loại ống hai đầu như ống Novocain ta đang dùng hiện nay. Nên chọn loại đầu ống có h́nh tṛn đều để dễ t́m huyệt. Khi t́m huyệt cần căn cứ vào sơ đồ huyệt vị trên loa tai rồi dùng đầu ống thuốc ấn nhẹ nhàng và từ từ trên vành tai. Khi bệnh nhân có cảm giác khác thường so với các điểm khác trên tai như đau, căng tức, nóng tai... th́ đó là huyệt. Chú ư khi t́m huyệt cần làm nhẹ nhàng, từ từ. Nếu không th́ khó xác định được huyệt. Do huyệt có diện tích rất nhỏ nên việc ḍ t́m cần hết sức thận trọng. Nếu không t́m thấy huyệt th́ có thể châm theo vùng quy ước cũng được nhưng hiệu quả điều trị sẽ không cao bằng xác định được đúng huyệt.

Thủ pháp châm cứu như thế nào để đạt được hiệu quả? Bạn chọn kim châm cứu loại nhỏ, dài khoảng 2cm để nhĩ châm. Sau khi xác định được huyệt vị, dùng bông cồn sát trùng rồi dùng kim hào châm, châm thẳng góc với huyệt vị, vê kim kích thích cho tai có cảm giác nóng ran là tốt. Đây chính là hiện tượng đắc khí trong nhĩ châm. Một điểm chú ư là không nên châm quá sâu, trong nhĩ châm cần tránh châm sâu có thể châm vào sụn vành tai. Song khi châm thẳng vào huyệt có thể xoay mũi kim nằm ngang, luồn dưới da khoảng 1-2 mm là được.

Thời gian lưu kim khoảng 20-30 phút mỗi ngày. Trong thời gian lưu kim tiếp tục kích thích vào huyệt bằng cách vê kim. Ngày châm 1 lần, đợt điều trị có thể kéo dài 10-15 ngày. Khi bệnh đă ổn định có thể châm cách nhật. Mỗi lần châm chọn 3-5 huyệt để châm, chỉ cần châm ở một bên tai.

Khi kích thích bằng châm cứu, nên dùng kim nhĩ hoàn gài các huyệt nói trên.
Thời gian lưu kim nhĩ hoàn vào mùa rét có thể 5-7 ngày mới phải thay kim, mùa hè thời gian lưu kim 3-5 ngày. Gài kim nhĩ hoàn có mục đích là để tiếp tục kích thích vào các huyệt trên, điều ḥa chức năng của các tạng phủ.

BS. Quách Tuấn Vinh