NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ CÂY LÔ HỘI
Tác giả : BS. QUAN THẾ DÂN (BV. Thống Nhất)

 Mô tả cây:
Lô hội, c̣n gọi là long tu, lưu hội, nha đam, có tên khoa học Aloe Vera Linne thuộc họ bạch huệ Liliaceae. Là dạng cây cỏ mập màu xanh lục nhạt, thân ngắn hóa gỗ mang một bó lá dày mọng nước. Lá h́nh ba cạnh, mép dày, có răng cưa thô cứng, dài 30-50cm, rộng 5-10cm, dày 1-2cm. Lá lô hội gồm 2 phần: phần ngoài là lớp vỏ xanh, khi cắt ngang chảy ra nhựa màu vàng có mùi hắc, để khô chuyển thành màu đen; phần trong là phần thịt mọng nước dạng gel. Cụm hoa có cán cao khoảng 1m, mọc thành chùm thơng xuống, hoa to đều có các mảnh bao hoa dính thành h́nh ống, màu vàng lục nhạt. Quả nang h́nh trứng màu xanh, chứa nhiều hạt.
Lô hội thích hợp với khí hậu nóng và đất không ngập nước, phân bố rộng răi trên khắp thế giới. Cây được trồng trên diện tích lớn để lấy lá làm nguyên liệu sản xuất thuốc và mỹ phẩm, ngoài ra cây c̣n được trồng làm cảnh.
Vài nét về lịch sử cây lô hội:
Cây lô hội có nguồn gốc từ Bắc Phi và Trung Đông, từ rất lâu đă được loài người sử dụng để làm thuốc. Tài liệu cổ nhất là của người Sumeri, viết bằng chữ h́nh nêm trên những phiến đất nung, t́m thấy ở thành phố Nippur, có niên đại 2200 năm trước Công nguyên. Họ sử dụng toàn bộ lá lô hội để làm thuốc tẩy xổ. Đến năm 1550 trước Công nguyên, có ghi chép của người Ai Cập cổ đại trên giấy sậy. Người Ai Cập cổ dùng lá lô hội đơn thuần hoặc phối hợp với nhiều dược thảo thành 12 dạng bào chế khác nhau, dùng chữa nhiều bệnh bên trong và bên ngoài. Khoảng 400 năm trước Công nguyên, lá lô hội khô và nhựa lô hội được bán sang châu Á. Khoảng 50 năm trước Công nguyên, Celsius, một thầy thuốc Hy Lạp đă sử dụng nhựa lô hội trong y học làm thuốc tẩy. Từ đây lô hội ngày càng được sử dụng rộng răi trong y học Hy Lạp - La Mă và y học phương Tây sau này. Khoảng thế kỷ thứ 7-8, đời Tùy - Đường, lô hội được sử dụng ở Trung Quốc. Quyển sách thuốc sớm nhất của Trung Quốc (đời Đường) có chép về lô hội là sách Bản thảo, (Tân tu bản thảo của Lư Tích?). Người Trung Quốc gọi cây này là lô hội, có nghĩa là loài cây cho nhựa đen. Các thầy thuốc Trung Quốc dùng lô hội để chữa các bệânh sốt cao, co giật ở trẻ em cũng như dùng làm thuốc tẩy xổ. Vào thế kỷ 16-17, lô hội theo chân người Tây Ban Nha sang châu Mỹ. Cây trở nên phổ biến tại đảo Caribê, trung và nam Mỹ. Từ đây vùng đất mới này lại trở thành nơi sản xuất lô hội chính để xuất khẩu sang châu Âu. Năm 1720 cây lô hội được Carl Von Linne mô tả và đặt tên Aloe Vera Linne, đó cũng là tên khoa học của cây dùng tới ngày nay. Năm 1820, lô hội chính thức được công nhận trong Dược điển Mỹ với tác dụng tẩy xổ và bảo vệ da.
Ứng dụng trong Đông y
Lô hội dùng trong Đông y là nhựa cây lô hội có màu đen. Việt Nam hay Trung Quốc đều phải nhập nhựa lô hội từ nước khác. Cách chế biến lô hội như sau: cắt lá lô hội, xếp đầu cắt quay xuống dưới để hứng lấy nhựa. Sau khi nhựa chảy hết th́ bỏ lá đi, đem nhựa cô lại trên ngọn lửa nhỏ cho đặc lại, đóng thành bánh gọi là vị thuốc lô hội. Hoặc cắt nhỏ lá rồi ép lấy nước và cô lại, nhưng cách này nhựa lô hội có nhiều tạp chất hơn. Sách thuốc Đông y mô tả lô hội có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh tả can hỏa, sát trùng, chữa các chứng táo bón do nhiệt, cam tích trẻ em, dùng ngoài trị chàm lở. Trong các vị thuốc Đông y, có lẽ lô hội là vị thuốc đắng nhất, chủ thanh chứ không bổ nên người thể chất yếu không nên dùng.
Một số đơn thuốc có dùng lô hội:
- Bài Đương quy lô hội hoàn:
Lô hội, đại hoàng, thanh đại, mỗi thứ 3g; đương quy, long đởm thảo, hoàng cầm, chi tử, hoàng liên, hoàng bá mỗi thứ 6g; mộc hương 5,5g, xạ hương 0,3g tán riêng. Tất cả tán bột mịn luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 6-10g, ngày 3 lần.
Chủ trị chứng can đởm thực nhiệt gây táo bón, tiểu đỏ ít, hoa mắt chóng mặt, hoặc nặng hơn có thể co giật, phát cuồng, nói nhảm.
- Bài lô hội hoàn:
Lô hội, diên hồ sách, mộc hương đều 3g; vô di, thanh b́ đều 6g, đương quy, phục linh, trần b́ đều 10g; chích thảo 3g, tất cả tán bột mịn làm viên hoàn, ngày uống 6-10g.
Chủ trị trẻ em bị giun đũa, suy dinh dưỡng.
Những ứng dụng trong y học hiện đại:
Năm 1934, bác sĩ C. E. Collins dùng lá lô hội để chữa cho một phụ nữ 31 tuổi bị bỏng do tia phóng xạ ở vùng đầu. Ông dùng lá lô hội cắt đôi áp lên vết thương, hoặc chế biến thành dạng thuốc mỡ gồm cả phần vỏ và gel nghiền lẫn. Sau 3 tháng, lớp da đầu đă lành như cũ không để lại sẹo. Tiếp đó ông dùng lô hội chữa cho 15 người bị các tổn thương da khác nhau do tia phóng xạ và tất cả đă lành bệnh. Đây là ứùng dụng đầu tiên trong y học hiện đại của lô hội. Phát hiện này được nhiều bác sĩ khác ứng dụng và công nhận. Năm 1940-1941, T. Rowe, B. K. Lovell và Lloyd M. Parks báo cáo cho biết lô hội giúp lành các vết bỏng nhanh hơn bất kỳ biện pháp nào khác vào thời kỳ đó. Họ cũng nhận thấy rằng chất chữa bệnh nằm ở phần vỏ và chất nhựa của lô hội, chứ không nằm trong phần gel. Năm 1953 các nhà nghiên cứu ở Ủy ban nguyên tử lực Hoa Kỳ khẳng định lô hội chữa lành các vết loét do phóng xạ trên súc vật thí nghiệm nhanh hơn 50% các biện pháp khác. Năm 1945, nhà bác học Nga Filatov phát hiện nước ép lô hội chữa được nhiều bệnh ngoài da và bệnh phổi. Đặc biệt ông nhận thấy đặt lá lô hội vào bóng tối hoặc nơi lạnh th́ lá cây sản sinh ra các kích sinh tố (biostimulines), và đó là cơ sở để sản xuất ra thuốc Philatop từ lô hội. Các bác sĩ Liên Xô đă so sánh hiệu quả của Philatop từ nhau thai với Philatop lô hội th́ thấy ở các lô chuột bị tiêm chất độc Strychnin liều tử vong 100% (LD100), Philatop lô hội cứu sống được 35%, c̣n Philatop nhau thai chỉ cứu được 4%! (Kiev 1975). Các nghiên cứu tiếp theo cho thấy lô hội có hoạt tính kháng sinh cao, chữa lành nhiều vết thương ngoài da cũng như răng miệng, dạ dày, đại tràng. Năm 1978 G. R. Waller ở trường Đại học tổng hợp bang Oklahoma báo cáo cho biết trong phần vỏ và nhựa của lô hội có chứa các acid amin tự do, các đường đơn, B-sitosterol, lupeol; trong đó B-sitosterol có tác dụng chống viêm và làm giảm cholesterol máu; lupeol làm giảm đau và chống các vi sinh vật. Năm 1980, John Heggars ở Trung tâm Bỏng, trường Đại học Tổng hợp Chicago t́m thấy acid salicylic và chất giống như cortison trong lô hội, điều này giải thích phần nào tác dụng giảm đau chống viêm của cây. Từ cuối những năm 1980 và cả thập niên 1990 do đứng trước đại dịch AIDS, các nhà khoa học Mỹ đă tập trung nghiên cứu xem liệu lô hội có tác dụng chống HIV hay không. Đă có một số báo cáo lạc quan về khả năng tiêu diệt HIV, cũng như khả năng kích thích hệ miễn dịch cơ thể chống lại virus, chống lại tế bào ung thư. Năm 1994, FDA đồng ư cho thử nghiệm trên người các chế phẩm chống HIV làm từ lô hội. Hiện các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành.
Ở Việt Nam, GS. Nguyễn Thiện Thành là người từ lâu say mê nghiên cứu áp dụng các lợi ích của lô hội. Trong kháng chiến chống Pháp, được biết các công tŕnh của Filatov qua sách báo, ông đă phổ biến cách sản xuất thuốc Philatop làm từ lô hội trong chiến khu Khu 9, góp phần bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ. Năm 1955, sau khi tập kết ra Bắc, ông vinh dự được sang Liên Xô dự Hội nghị khoa học chúc thọ nhà bác học Filatov 80 tuổi, tại đây ông được Filatov đích thân giải thích về sức sống kỳ diệu của lô hội. Hiện nay chế phẩm Philatop lô hội vẫn tiếp tục được sử dụng tại một số bệnh viện.
Một số vấn đề cần thảo luận thêm
Lô hội được sử dụng rất rộng răi trên thế giới làm mỹ phẩm. Theo Hiệp hội mỹ phẩm hương liệu và sản phẩm toilet th́ các sản phẩm có lô hội chiếm hơn 33% thị trường mỹ phẩm nói chung của Mỹ. Trong y học lô hội cũng có nhiều ứng dụng kỳ diệu. Nhưng sự thật ra sao? Sau đây tôi thử nêu lên một số điểm cần thảo luận thêm:
- Lô hội chữa được AIDS, ung thư. Điều này thực hư thế nào? Các nghiên cứu thấy rằng lô hội có chứa trên 20 loại polypeptids có tác dụng kích thích khả năng miễn dịch, cũng như có ít nhất là 3 chất chống khối u. Như vậy lô hội sẽ góp phần chống các bệnh về siêu vi (trong đó gồm cả HIV) cũng như ung thư. Tuy vậy quá tŕnh nghiên cứu vẫn đang tiếp tục, nên chưa thể khẳng định lô hội sẽ thay thế được các thuốc đặc trị, mà chỉ nên dùng như một liệu pháp dinh dưỡng bổ sung.
- Phần gel (phần thịt trong suốt) của lá lô hội là quan trọng nhất, có tác dụng duy tŕ tuổi thọ. Quan niệm này khá phổ biến, nhân dân thường lấy phần ruột trong này nấu chè, c̣n các công ty dược chế biến gel này và đóng thành viên nang. Tuy vậy các nghiên cứu cho thấy phần gel cũng chỉ có giá trị dinh dưỡng tương tự như một loại rau xanh mà thôi. Tác dụng chữa bệnh của lô hội nằm ở phần vỏ xanh và chất nhựa. Điều này cũng phù hợp với kinh nghiệm hàng ngh́n năm của y học cổ châu Âu cũng như Đông y.
- Lô hội độc hay không độc? Nếu dùng với liều nhỏ (0,1- 0,5g nhựa), lô hội có tác dụng kích thích tiêu hóa; nhưng với liều cao (8g) sẽ làm sung huyết niêm mạc ruột, thận, gây tiêu chảy, vô niệu dẫn đến tử vong. Lô hội dùng ngoài không có ǵ đáng lo ngại, nhưng nếu dùng trong th́ phải cẩn thận về liều lượng.
Như vậy hiện nay có thể khẳng định lô hội có tác dụng chữa các bệnh sau: nhuận tràng, chữa bỏng, các vết thương ngoài da, nấm da, eczema, trứng cá, rụng tóc, viêm quanh răng, viêm dạ dày, viêm đại tràng, góp phần chữa béo ph́, tiểu đường, bệnh tim mạch, nâng cao miễn dịch cơ thể... và tất nhiên ứng dụng lớn nhất vẫn là về lĩnh vực mỹ phẩm.  

Nguồn : Báo SKDS