Các món ăn bài thuốc từ ngô

Việc ăn cháo bột ngô (ngày 2 bữa, ăn nóng) sẽ giúp giảm mỡ, hạ huyết áp cho những người bị cholesterol máu cao và các bệnh tim mạch khác. C̣n món cháo nấu từ ngô non bào, gạo và khoai mài có tác dụng tốt đối với bệnh nhân tiểu đường bị suy dinh dưỡng.

Theo Đông y, các bộ phận của ngô đều được dùng làm thuốc với công dụng chính là lợi thủy, tiêu thũng, trừ thấp, góp phần trừ một số bệnh như bướu cổ, sốt rét. Theo Tây y, ngô chứa nhiều kali, có tác dụng tăng bài tiết mật, giảm bililubin trong máu. Nhiều tài liệu cho thấy ngô có lợi cho hệ tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu, sinh dục; chống ôxy hóa, lăo hóa, ung thư.

Tuy nhiên, không nên ăn ngô già luộc nguyên cả bắp để tránh gây hại cho men răng và khó tiêu (nhất là đối với trẻ em và người cao tuổi). Nên dùng ngô non, ngô sữa (bấm ra sữa) để chế biến các món ăn. C̣n ngô khô cần được xay nhỏ hoặc tán thành bột.

Sau đây là một số món ăn được chế biến từ ngô, có tác dụng bổ dưỡng và chữa bệnh:

- Cháo ngô non cà rốt: Ngô non 100 g, cà rốt 3 củ vừa. Nấu ngô sôi trước một tiếng rồi mới cho cà rốt vào, ninh nhừ. Dùng ngày hai lần cho trẻ biếng ăn, tiêu hóa kém, đầy bụng hoặc tiêu chảy.

- Cháo ngô đậu cô ve trắng: Ngô 50 g, đậu cô ve trắng 25 g, đại táo 50 g (bỏ hạt), ngày ăn 1 bữa; có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, chữa thũng. Dùng tốt cho cả trường hợp suy dinh dưỡng.

- Ngô luộc: Ngô c̣n non luộc ăn hạt, uống nước. Thích hợp cho người bị các bệnh gan thận có phù, sỏi, vàng da. Khi luộc cho thêm ít muối, ngô sẽ ngọt và được hấp thu vào thận nhiều hơn.

- Ngô đông: Nấu cháo ngô, giữ nóng. Lấy 1 củ cà rốt non (không lơi), một khúc bí đao; 2 thứ thái lát, luộc chín cùng một ít hành rồi xếp vào khay cùng một ít rau mùi; đổ cháo ngô c̣n nóng lên trên. Sau 1 giờ, cháo đông lại, cho ra đĩa cắt thành miếng. Ăn với muối vừng - lạc hoặc tương. Đây là món ăn chay có tác dụng kiện tỳ, lợi thủy, dùng tốt cho người bị bệnh thận.

- Ngô hầm: Dùng ngô non hầm với các thực phẩm động vật như gà, chim, ba ba..., nếu nấu với nước cơm rượu th́ càng tốt. Ăn xong, uống trà nóng với gừng. Thuốc có tác dụng bổ dưỡng cho người gầy yếu, giúp sản phụ có nhiều sữa, chữa đau lưng, mỏi gối ở người già. Đặc biệt, món ngô hầm xương lợn được gọi là "món ăn hạnh phúc" v́ giúp tăng cường sự dẻo dai cho người cao tuổi.

- Mầm ngô: Ủ ngô mọc mầm, tán bột, làm thức uống cho người tiểu đường hoặc trẻ em ăn không tiêu, đi ngoài phân sống, suy dinh dưỡng.

- Nước ngô rang: Sách cổ gọi "túc mễ trà", có tác dụng tráng thận, kiện thận, tăng cường sinh dục.

- Cháo râu ngô tim lợn: Râu ngô cho vào túi vải buộc miệng, hầm với tim lợn. Ăn cái, uống nước, dùng tốt cho người có bệnh tim, hay hồi hộp, mất ngủ.

- Ruột bấc thân ngô: Nấu nước uống, có tác dụng lợi tiểu, chống phù, vàng da, trị các chứng chảy máu.

BS Phó Đức Thuần, Sức Khỏe & Đời Sống