Điều trị suy dinh dưỡng trẻ em bằng thuốc y học cổ truyền

      Bệnh suy dinh dưỡng trẻ em, y học cổ truyền thường gọi là chứng cam. Bệnh luôn có liên quan đến sự hoạt động tiêu hóa bất thường nên c̣n gọi là cam tích. Sau đây là những bài thuốc chữa trẻ em suy dinh dưỡng bằng y học cổ truyền để bạn đọc tham khảo và áp dụng:

Thể cam tích

* Triệu chứng: Trẻ gầy, bụng to, nổi gân xanh, người mệt mỏi, da nóng, hay sốt về chiều, táo bón hoặc ỉa chảy. Phân sống, rêu lưỡi dày nhớt...
* Bài thuốc: Hoài sơn 12g, sơn tra 12g, thần khúc 6g, liên kiều 6g, bán hạ chế 6g, trần b́ 6g, la bạc tử 6g. Các vị thuốc trên tán bột mịn, hoàn viên, uống 2-4g/ngày.

Thể tỳ hư: c̣n gọi là tỳ cam (suy dinh dưỡng độ 2)

* Triệu chứng: Sắc mặt vàng, người gầy, cơ nhục nhẽo, mệt mỏi, miệng khô khát nước, chiều nhiệt, ngủ ít, lúc ngủ mắt nhắm không kín, ăn uống kém, tiếng khóc nhỏ yếu, sôi bụng, đại tiện phân sống...

* Bài thuốc: Đẳng sâm 12g, bạch truật 10g, ư dĩ 12g, mạch nha 8g, bạch linh 8g, hoài sơn 12g, bạch biển đậu 10g, thần khúc 10g, trần b́ 4g. Các vị trên tán bột mịn. Ngày uống 2 lần (2-4g/lần).

Thể khí huyết hư, can thận hư: c̣n gọi là can cam (suy dinh dưỡng độ 3).

* Triệu chứng: Người gầy, da khô, bộ mặt người già, sắc mặt tái nhợt, tinh thần mệt mỏi, ăn kém, tay chân lạnh, tóc khô, tiếng khóc nhỏ yếu. Đại tiện lúc táo, lúc lỏng, thỉnh thoảng có đợt sốt về chiều, lúc sốt th́ môi khô và hồng, đợt không sốt th́ môi lưỡi nhợt. Ngoài ra c̣n có các triệu chứng khác như: khô loét giác mạc, loét miệng, lắng đọng sắc tố, tử ban, phù thũng.

* Bài thuốc: Đẳng sâm 8g, xuyên khung 8g, bạch linh 6g, đương quy 8g, bạch truật 8g, thục địa 8g, cam thảo 4g, bạch thược 8g. Sắc uống hoặc tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 2-4g.

" Bệnh suy dinh dưỡng trẻ em chữa bằng phương pháp YHCT đem lại kết quả tốt. Khi đă bị suy dinh dưỡng th́ hoạt động về khí huyết, tân dịch của các tạng phủ đều giảm sút nên tùy các triệu chứng của các tạng phủ mà người xưa thường gọi các tên gọi khác nhau như: Tỳ cam, Phế cam, Thận cam, Tâm cam... Khi chữa bệnh ngoài việc bổ khí huyết là chính người ta c̣n thêm các vị thuốc chữa bệnh về tỳ, can, tâm, phế, thận.

BS. Trần Quang Minh

(Ngày: 19-02-2003 - Theo Báo SK&ĐS)