Y
học cổ truyền: Điều trị liệt bằng
thuốc đông y
BS.
Nguyễn Trường Tộ (Hội Đông y tỉnh
Nghệ An)
Bại
liệt là một bệnh khá phổ biến, thường
gặp ở mọi lứa tuổi. Đây là một
chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng
phần lớn là do cơ thể suy tổn, âm dương
khí huyết mất thăng bằng, lại nhiễm
phải thấp lâu ngày mà sinh ra, cũng có thể do di
chứng của trúng phong kinh lạc tạng phủ thường
gặp ở người già hoạt động của
tạng tâm, tạng can, tạng thận bị giảm sút
gây các hiện tượng âm hư, sinh đờm, phong
động gây co giật, hôn mê mà chuyển thành bán thân
bất toại.
Ngoài ra đàn bà sau khi sinh đẻ nhiễm phải phong
hàn khí huyết ngưng trệ cũng gây ra bại
liệt ở hai chi dưới.
Trẻ em trong mùa xuân - hè cảm phải phong thấp quá
nặng gây sốt cao, gân cốt trẻ c̣n non yếu, cũng
dễ chuyển thành bại liệt tay và chân.
Nói chung, chứng trạng chủ yếu là tay chân gân
thịt tê dại không vận động được
đưa đến mềm nhũn, hôn mê hoặc nửa
người dưới bị bại liệt, nặng th́
liệt cả tứ chi toàn thân tê bại, teo cơ, làm
cho tay chân thân h́nh bị dị dạng. Việc điều
trị bệnh thường kéo dài rất tốn kém. V́
vậy, phải điều trị càng sớm càng tốt,
điều trị phải tích cực bằng nhiều phương
pháp có thể kết hợp cả đông tây y, xoa bóp, châm
cứu, chích lễ, v.v... ở đây, chúng tôi xin giới
thiệu một số phương thuốc mà chủ
yếu là dùng thuốc nam và một số cách dùng
thuốc có hiệu quả điều trị cao.
Bài thuốc 1: (thuốc sắc). Rễ nho hùm (sao rượu),
cốt toái bổ (sao rượu), rễ bướm
bạc (rang vàng), khương hoạt, rễ độc
lực (cam trời) sao vàng, rễ cổ hạc (xích thược),
tỳ giải, rễ cỏ thẹn (trinh nữ thảo),
rễ nam pḥng kỷ (ngón đất), rễ bưởi
bung (rang vàng), pḥng kỷ, độc hoạt, rễ ngưu
tất (cỏ xước), u chạc ch́u (nam xuyên khung), uy
linh tiên.
Các vị thuốc trên liều lượng đều
bằng nhau cho vào nồi đổ nước ngập
thuốc sắc kỹ (c̣n 1/3 số nước bỏ vào).
Ngày uống 2 lần mỗi lần khoảng 400ml, khi
uống thêm vào một chén con rượu uống lúc nóng
trước bữa ăn. Nếu tay bại th́ cho thêm:
quế chi, tang chi; Nếu chân bại th́ thêm: tỳ
ngải. Lúc uống bài thuốc trên nên kết hợp
với thuốc dùng ngoài để bóp với bài thuốc
sau: Lá ngải cứu và xích phấn đằng (dây ch́a vôi)
liều lượng bằng nhau, giă nhỏ, thêm đồng
tiện (nước tiểu trẻ em) vào xào nóng đắp
ở chỗ đau và các phần chi bị liệt ngày 1-2
lần.
Bài thuốc 2: (thuốc uống)
Rễ ô rô 16g, rễ cỏ xước 16g, rễ cỏ
tranh 16g, rễ ngón đất 16g, u chạc ch́u 12g, rễ
cỏ thẹn 8g, rễ độc lực 8g, rễ chành châu
12g, cam thảo dây 8g, quế chi 12g, hy thiêm 16g, gừng tươi
5 lát.
Tất cả các vị thuốc đều rang vàng cho vào
nồi đất đổ 3 bát nước sắc c̣n 1 bát
chia làm 2 lần uống nóng trong ngày trước bữa
ăn.
Bài thuốc 3: (bài thuốc hoàn)
Mă tiền 20g, độc hoạt 12g, thiên ma 12g, mộc qua
12g, tang kư sinh 12g, cam thảo 8g, thương truật 12g, pḥng
kỷ 12g, ngưu tất 12g, thổ kư sinh 12g, quế chi
12g, phục tử (chế) 12g.
Tất cả các vị thuốc trên đều tán nhỏ
dùng hồ làm viên bằng hạt đậu sấy khô
bảo quản. Cách dùng: người lớn ngày uống 2
lần mỗi lần 7-10 viên. Trẻ dưới 4 tuổi
mỗi lần uống 1-2 viên. Trẻ từ 5-15 tuổi
mỗi lần 3-5 viên.
Bài thuốc 4: (bài thuốc ngâm rượu)
Mộc qua 160g (tẩm rượu sao), xuyên khung 40g, khương
hoạt 40g, đảng sâm 80g, thiên ma 40g, tần giao 40g,
bạch thược 40g (sao rượu), cốt toái bổ
80g, thiên niên kiện 80g, thỏ ty tử 40g, thương
truật 80g, độc hoạt 40g, ngưu tất 40g,
thục địa 40g (sao rượu), pḥng phong 40g, uy linh
tiên 80g, ngũ gia b́ 80g.
Cách chế: tất cả các vị thuốc đều thái
mỏng cho vào hũ sành đổ vào 4 lít rượu ngon
bịt miệng lọ thật chặt, đặt vào trong
một cái nồi to đổ nước ngập 2/3 hũ
bắc lên bếp nấu cách thủy. Trước khi
nấu lấy một nắm thóc gói vào một miếng
vải treo cạnh hũ thuốc. Đun vừa lửa
nấu kỹ đến lúc mở gói thóc ra thấy
hạt thóc đă nở x̣e là được. Đem hũ
thuốc ra để nguội chôn xuống đất 3 ngày
đêm (72 giờ) rồi đào lên mà dùng.
Mỗi ngày uống 2 lần trước bữa ăn;
mỗi lần uống 1 chén con. Lúc uống thuốc này
cần kiêng các chất sống lạnh. Tuy nhiên phụ
nữ có thai không được dùng.
BS.
Nguyễn Trường Tộ (Hội Đông y tỉnh
Nghệ An)