Hội chứng đại tràng dễ kích thích
Tác giả : BS. QUAN THẾ DÂN

 Hội chứng đại tràng dễ kích thích (irritable bowel syndrome) là một chứng bệnh rất thường gặp của hệ tiêu hóa. Người ta thấy có tới trên 20% số người trưởng thành mắc chứng bệnh này. Trước kia bệnh c̣n được gọi bằng một số tên khác nhau như: bệnh đại tràng chức năng, viêm đại tràng mạn tính, viêm đại tràng co thắt... Tuy vậy để nhận biết chính xác hội chứng này cũng không đơn giản.
Mô tả
Có thể kể một số đặc điểm chủ yếu như:
- Đau bụng: Thường đau quanh rốn hoặc bụng dưới. Mức độ đau thay đổi, từ đau âm ỉ tới đau co thắt dữ dội và có thể lầm với cơn đau quặn thận. Cơn đau thường xảy ra sau bữa ăn, nhất là sau khi ăn một số thức ăn đặc biệt nào đó như khó tiêu hay quá cay, quá chua. Dần dần người bệnh sẽ tự rút ra kinh nghiệm không dám ăn những thức ăn đó nữa. Những cơn đau này nhiều khi trở thành nỗi ám ảnh sợ hăi, có bệnh nhân sợ không dám ăn canh bún v́ chỉ húp một th́a canh thôi là đă đau quặn bụng. T́nh trạng đau bụng c̣n nặng lên khi gặp chuyện buồn hoặc căng thẳng tâm lư. Đau bụng sẽ giảm đi sau khi đại tiện. Ở một số người, nhiều khi không biểu hiện rơ rệt là cơn đau bụng mà chỉ là cảm giác khó chịu, không thoải mái ở vùng bụng dưới.
- Thay đổi về đại tiện: T́nh trạng đau bụng như trên gắn liền với những thay đổi về đại tiện. Trước hết là thay đổi về h́nh thái phân, ở một số người là phân lỏng, một số người phân khô. Thứ hai là sự thay đổi về số lần đại tiện: từ nhiều lần trong ngày cho tới chỉ có một hai lần trong cả tuần. Người bệnh thường mô tả bằng các từ "táo bón" hay "tiêu chảy"; tuy nhiên phải phân biệt đây không phải là táo bón hay tiêu chảy thực sự. Phân có thể kèm chất nhầy, không có máu. Một số người khác lại gặp táo bón xen kẽ với tiêu chảy. Một thay đổi nữa cũng khá đặc biệt trong vấn đề đại tiện là sự thay đổi về cảm giác khi đại tiện: người bệnh có cảm giác mót, cấp bách phải đại tiện hoặc cảm giác đi không hết phân.
- Người bệnh thường than phiền về những triệu chứng chậm tiêu, ợ chua, đau ngực, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm hay một số triệu chứng khác của đường tiết niệu, phụ khoa...
- Không có dấu hiệu bất thường nào của hệ tiêu hóa cũng như các cơ quan khác của cơ thể: Các xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, siêu âm, X-quang bụng, nội soi ống tiêu hóa... đều b́nh thường.
- Một số đặc điểm khác: Bệnh thường bắt đầu sớm từ khi tuổi c̣n trẻ, gặp nhiều ở nữ giới, thường giảm dần khi lớn tuổi...
- Bệnh kéo dài làm người bệnh trở nên gầy yếu do phải kiêng khem nhiều, tinh thần lo lắng, giảm chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân
Người ta cũng chưa rơ những rối loạn trên là của một bệnh độc lập hay là biểu hiện của nhiều bệnh tiêu hóa khác nhau. Sở dĩ như vậy là v́ chưa t́m thấy một cơ chế sinh bệnh chủ yếu nào gây ra các rối loạn trên. Các thầy thuốc chỉ ghi nhận có một số cơ chế tham gia gây bệnh:
- Bất thường về co bóp tại tiểu tràng và đại tràng.
- Tăng cảm nhận đau của cơ quan nội tạng.
- Bất thường về tâm thần: sang chấn tâm lư, trầm cảm...
Chẩn đoán: Rất dễ mà cũng rất khó!
- Rất dễ: Chỉ cần người bệnh có những than phiền về đau bụng và rối loạn đại tiện phù hợp như trên, kéo dài quá 3 tháng là có thể nghĩ tới hội chứng đại tràng kích thích. Thường người bệnh trước khi tới bác sĩ cũng đă tự chẩn đoán được cho ḿnh.
- Rất khó: Với người thầy thuốc, để khẳng định được hội chứng đại tràng kích thích là một việc rất phức tạp, đ̣i hỏi phải loại trừ tất cả các bệnh tương tự khác, ví dụ:
* Với người bệnh có táo bón chiếm ưu thế, cần phân biệt với:
- Bệnh túi thừa đại tràng.
- Ung thư đại tràng.
- U tử cung, lạc nội mạc tử cung.
- Viêm ruột thừa.
- Loét dạ dày tá tràng.
- Viêm đường mật.
- Đái tháo đường, nhược giáp.
* Với người tiêu chảy chiếm ưu thế, cần phân biệt với:
- Loét đại tràng, bệnh Crohn.
- Tiêu chảy nhiễm trùng.
- Viêm ruột giả mạc.
- Rối loạn hấp thu.
- Rối loạn dung nạp lactose.
- Cường giáp, addison, hội chứng zollinger - ellison.
* Với người đau bụng chiếm ưu thế, cần phân biệt với:
- Loét dạ dày tá tràng.
- Viêm tụy.
- Sỏi mật.
- Ung thư đại tràng.
- Giun sán.
- Các bệnh gan.
Trong thực tế, người bệnh thường bị chẩn đoán nhầm với nhiều bệnh khác nhau và điều trị một thời gian dài không đỡ, cuối cùng thầy thuốc mới dám đưa ra chẩn đoán hội chứng đại tràng kích thích.
Điều trị hội chứng đại tràng kích thích: một khó khăn chung cho cả Đông y và Tây y
Tây y: Do chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh nên chỉ là điều trị triệu chứng.
- Chống đau bụng bằng các thuốc Anticholinergics như Hyoscin, Dicyclomin...; Chống co thắt ống tiêu hóa như Mebeverin...
- Chống tiêu chảy: Loperamide.
- Chống táo bón: ăn nhiều chất xơ, dùng Sorbitol...
- Các thuốc hướng tâm thần: càng ngày người ta càng nhận thấy yếu tố tâm lư có vai tṛ quan trọng trong nguyên nhân gây bệnh và điều trị. Bản thân người bệnh cũng nhận thấy điều đó. Mặt khác nhiều thuốc vẫn đang được dùng thực ra chỉ có tác dụng tâm lư là chính, ví dụ như nhiều bệnh nhân khi có đau bụng tiêu chảy chỉ cần uống vài viên Berberin là khỏi! Trong các thuốc hướng tâm thần, người ta đang chú ư sử dụng các thuốc chống trầm cảm để điều trị hội chứng đại tràng kích thích.
Đông y: Trái ngược với quan niệm phổ biến là vấn đề ǵ Tây y đang c̣n bó tay th́ đó là đất dụng vơ của Đông y. Ở hội chứng đại tràng kích thích, Đông y cũng đang bế tắc trong điều trị. Với Đông y, các triệu chứng của hội chứng đại tràng kích thích được mô tả rải rác trong các chứng khí trệ, tỳ hư, can tỳ bất ḥa. Khí trệ gây đầy trướng, khó chịu, táo bón. Tỳ hư gây tiêu lỏng, chậm tiêu. Đáng chú ư nhất là lư thuyết về can - tỳ. Theo ngũ hành, can thuộc hành mộc, liên quan tới các hoạt động t́nh chí; Tỳ thuộc hành thổ, liên quan tới các vấn đề tiêu hóa. Can mộc luôn khắc chế tỳ thổ; nếu có các rối loạn về t́nh chí như tức giận, căng thẳng th́ khí của can vượng lên, khắc chế tỳ mạnh hơn, gây bệnh. Lư thuyết này chưa giải thích hết được các triệu chứng. Mặt khác dù là điều trị bằng Đông y th́ bệnh vẫn hay tái phát, gây mỏi mệt cho cả bệnh nhân lẫn thầy thuốc. Các thầy thuốc Đông y vẫn đang nỗ lực t́m ra một bài thuốc hiệu quả để điều trị hội chứng đại tràng kích thích, nếu được chắc chắn sẽ gây tiếng vang lớn. Tuy chưa thể trị khỏi hẳn bệnh, nhưng Đông y cũng cung cấp thêm một số thuốc điều trị để người bệnh chọn lựa.
- Chống đau bụng: mộc hương, hậu phác, chỉ xác, hương phụ.
- Chống tiêu chảy: búp ổi, búp sim, vỏ lựu.
- Chống táo bón: mật ong, vừng đen, lá muồng, mang tiêu, đại hoàng.
- Bài thuốc ḥa giải can tỳ, chữa đau bụng tiêu chảy do nguyên nhân t́nh chí: bài Thống tả yếu phương: bạch truật 12g; trần b́ 8g; bạch thược 12g; pḥng phong 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ngoài ra Đông y và Tây y đều thống nhất về việc thay đổi lối sống để pḥng bệnh và góp phần làm giảm bệnh như: sống lành mạnh, không làm việc quá sức, không căng thẳng suy nghĩ, không bê tha rượu bia, ăn uống điều độ, kiêng các chất kích thích cay, chua, tập thể dục thường xuyên...