Không phải cây nấm lớn nào cũng là cổ linh chi

Luật sư Kim Anh bên cạnh nấm cổ linh chi. 

Sau khi báo chí đưa tin về tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của dược liệu này, ở nhiều địa phương xuất hiện các điểm bán loại nấm lớn, được quảng cáo là cổ linh chi. Nhưng thực ra, phần lớn nấm được bày bán là linh chi đơn niên, không có giá trị dược dụng.

Tại Đà Lạt, nhiều điểm bán nấm đă photocopy các bài báo về cổ linh chi treo lên để giới thiệu. Nhưng nấm bán tại các điểm này không giống cổ linh chi, tuy có đường kính khá lớn (chừng 30-40 cm) nhưng lại mỏng và không hoá gỗ. Các nhà chuyên môn cho biết đó là nấm nuôi trồng hoặc linh chi đơn niên. Nếu cứ tùy tiện mua về làm thuốc, chẳng những bệnh không khỏi mà c̣n có nguy cơ dùng nhầm nấm độc.

Nhiều điểm bán thuốc ở Hà Nội c̣n tự giới thiệu là đại lư bán nấm quư cho luật sư Phạm Thị Kim Anh. Tuy nhiên, bà Kim Anh đă khẳng định là không hề mở một đại lư nào như vậy. Hơn nữa, cổ linh chi là sản vật rất hiếm, không thể có đủ để bán tràn lan.

Đến nay, đă có khá nhiều nghiên cứu khẳng định giá trị chữa bệnh của cổ linh chi. Giáo sư Trịnh Tam Kiệt, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết, Trung tâm đang dùng nấm quư này để chữa trị khảo nghiệm cho vài chục bệnh nhân ung thư, xơ gan cổ trướng, kết quả bước đầu rất đáng khích lệ.

Bác sĩ Phạm Ngọc Bích (Học Viện Quân y, chủ đề tài nghiên cứu cổ linh chi), cho biết, các trường hợp ung thư dùng cổ linh chi đều có tiến bộ rơ rệt. Chẳng hạn, cụ Nguyễn Đức P., 75 tuổi, bị ung thư dạ dày không mổ được, nay đă khoẻ mạnh. Chị Lê N., 50 tuổi, bị ung thư máu, nay đă tăng cân, ăn tốt, đi lại b́nh thường. Chị Nguyễn Thị B., 46 tuổi, có khối ung thư lớn ở vú, dùng linh chi 1 tuần đă đỡ đau, dùng một năm th́ không c̣n khối u.

(Theo Lao Động)