Chất chiết xuất từ cam thảo có thể trị SARS
Cây cam thảo, vị thuốc quư trong y học cổ truyền Trung Quốc. |
Các nhà khoa học Đức mới cho hay, một hợp chất chiết xuất từ rễ cam thảo có tên là Glycyrrhizin tỏ ra rất tích cực trong việc ḱm hăm sự sao chép của virus SARS. Nó “xui khiến” các tế bào nhiễm bệnh sản sinh ra nitơ oxit (N20), một loại khí có khả năng làm tê liệt quá tŕnh phân bào của virus.
Tên gọi Glycyrrhizin bắt nguồn từ Glycyrrhiza glabra (tên Latin của cây cam thảo). Chất này từ lâu đă được công nhận là rất hiệu quả trong việc đối phó với những bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiết niệu và tiêu hoá. Gần đây, nó c̣n được dùng để điều chế thuốc trị các bệnh viêm gan B, C, thậm chí cả virus AIDS trong pḥng thí nghiệm. Y học cổ truyền Trung Quốc đặc biệt coi trọng loại rễ cây quư này.
Trong nghiên cứu mới nhất về virus SARS của Đại học Frankfurt, Đức, Glycyrrhizin đă chứng tỏ bản lĩnh của ḿnh khi đánh bại 4 hợp chất nổi tiếng trong việc lĩnh vực ḱm hăm sự phân bào của virus và tế bào ung thư là Ribavirin, 6-azauridine, Pyrazofurin và Mycophenolic acid.
Nhóm nghiên cứu đă cấy virus SARS vào các tế bào thận khỉ (một loại tế bào chuẩn thường dùng trong pḥng thí nghiệm). Sau đó, số tế bào nhiễm bệnh này được chia làm 5 phần, mỗi phần tác dụng với một trong 5 hợp chất: Ribavirin, Pyrazofurin, 6-azauridine, Mycophenolic acid và Glycyrrhizin. Sau 72- 96 giờ, nhóm tiến hành kiểm tra số lượng tế bào nhiễm bệnh ở từng phần và thu được kết quả bất ngờ:
- Ribavirin và Mycophenolic acid
không hề có tác dụng ngăn chặn sự phân chia
của tế bào nhiễm bệnh.
- Pyrazofurin và 6-azauridine có vẻ tích cực hơn, song
phản ứng chậm và không đáng kể.
- Glycyrrhizin ḱm hăm sự sao chép của tế bào nhiễm
virus SARS mạnh gấp 5 lần so với hai hợp
chất trên, thậm chí c̣n khống chế hoàn toàn ở
những nơi chất này tập trung cao.
Theo giả thuyết của nhóm, Glycyrrhizin có thể đă kích thích các tế bào nhiễm bệnh sản sinh ra nitơ oxit, hay c̣n gọi là khí gây tê, giúp chặn đứng chuỗi phản ứng phân tử trong quá tŕnh phân bào của virus SARS. Nitơ oxit trước đây cũng được coi là một chất ức chế virus gây viêm năo Nhật Bản rất hiệu quả.
Nhiều thử nghiệm c̣n cho thấy Glycyrrhizin có khả năng làm tăng lượng tế bào bạch cầu limphô - một thành phần thiết yếu trong hệ miễn dịch. Chất này cũng ít gây ra các phản ứng phụ, kể cả khi được dùng ở liều cao.
Tuy nhiên, theo giáo sư Jindrich Cinatl, trưởng nhóm nghiên cứu, đây mới chỉ là những thử nghiệm ban đầu. Họ sẽ c̣n cần thêm thời gian để đánh giá mức độ an toàn và tính hiệu quả của Glycyrrhizin.
Mỹ Linh (theo AFP)