Công dụng và cách sử dụng mật gấu

      Theo sách Dược liệu miền Nam và các bài thuốc ứng dụng, mật gấu c̣n gọi là hùng đởm, tên khoa học: Fel ursi, thuộc họ gấu (Ursidae). Kinh nghiệm lấy mật: Mùa đông, mật nhiều nhưng tác dụng kém. C̣n vào mùa xuân, mật ít hơn nhưng tác dụng tốt.

Thành phần hóa học: Mật gấu có muối kim loại và các acid cholic. Cholesterol. Sắc tố mật như bilirubin.

Tác dụng: Tính vị, qui kinh, vị đắng. Tính hàn, vào 3 kinh: Tâm, can và vị. Ngoài ra, c̣n có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, đinh nhĩ, ác thương, chữa đau răng, viêm mắt, hoàng đản, lỵ, hồi hộp, chân tay co quắp, đau dạ dày, giúp tiêu hóa.

Liều dùng: Từ 0,5-2g, chia làm nhiều lần trong ngày; hoặc pha chế ngâm rượu theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Bảo quản: Mật gấu là tiêu mật phơi khô hay sấy khô của nhiều loài gấu. Phải phơi khô trong mát, sau đó gói kín để vào hộp có chứa chất hút ẩm.

Lưu ư: Cánh thử mật gấu để biết thật giả:
- Khi nếm mật, lúc đầu có vị đắng, sau đó ngọt mát và dính lưỡi, ngậm lâu sẽ tan hết. C̣n các loại mật khác có vị đắng nhưng không mát, không dính lưỡi, có mùi tanh, khó ngửi.
- Lấy vài hạt mật gấu thả trên mặt nước sẽ thấy có những sợi màu vàng tḥng thẳng xuống đáy bát nước.
- Mật gấu đốt không cháy.

(Ngày: 26-05-2003 - Theo Báo SK&ĐS)