Các bài thuốc Đông y chữa tiêu chảy do ngộ độc thức ăn 

Tiêu chảy cấp tính là một triệu chứng điển h́nh trong ngộ độc thức ăn, xuất hiện do vi khuẩn hoặc độc tố làm tổn thương các nhung mao ở thành ruột, dẫn đến rối loạn hấp thu, tăng bài tiết. Việc dùng Đông dược có thể giúp hạn chế sự tổn hại của đường tiêu hóa, giải độc và hồi phục sức khỏe.

Ở giai đoạn đầu của bệnh tiêu chảy cấp tính, số lần đại tiện rất nhiều, công năng tỳ vị tổn thương nặng. V́ vậy, bệnh nhân nên ăn những thức dễ tiêu hóa, chế biến dạng lỏng, mềm, chia làm nhiều bữa. Có thể dùng bột sắn dây, cháo loăng, bột trứng, nước hoa quả... Không nên ăn các đồ xào rán, các chất nhờn béo; hạn chế sữa ḅ, đậu tương v́ chúng có thể gây đầy bụng hoặc tăng tiêu chảy. Cần chú ư bổ sung nước, muối khoáng pḥng ngừa mất nước. Trong giai đoạn này, nên dùng các bài thuốc sau:

- Hạt đỗ ván trắng 20 g, sa nhân, thảo quả, ô mai, bột sắn dây mỗi thứ 12 g, cam thảo 6 g. Tất cả tán bột, ḥa thành viên, mỗi ngày uống 20 g với nước chè đặc. Bài này nên sử dụng ngay khi mới bị bệnh, có tác dụng hạn chế tiêu chảy, dưỡng tỳ vị.

- Chè xanh 40 g sắc đặc lấy nước, thêm gạo tẻ 100 g nấu thành cháo. Chia làm nhiều bữa, ăn trong ngày.

- Táo mèo 30 g, chè xanh 15 g, gừng tươi 3 lát, sắc lấy nước, uống thay trà hằng ngày.

- Đậu đỏ nhỏ hạt 15 g, củ mài 15 g. Cho đậu đỏ vào nồi, thêm nước, đun sôi, vặn nhỏ lửa hầm tới chín nhừ rồi cho củ mài, đường trắng vào nấu thành cháo. Ăn ngày một lần vào buổi sáng. Bài này có tác dụng tốt với những trường hợp tiêu chảy phân có lẫn máu.

- Bột sa nhân 1 g, bột mộc hương 1 g, bột sắn dây 30 g, đường cát vừa đủ. Đem bột sa nhân, mộc hương, bột sắn dây trộn đều, cho nước vào quấy thành hồ, thêm nước, đun nhỏ lửa, nấu thành cháo. Ngày ăn 2 lần.

- Củ cải trắng (lấy cả lá) 1 cây, đường cát 20 g. Đem củ cải rửa sạch, thái lát, cho thêm ít nước, đun nhỏ lửa, dùng đũa đảo đều tới chín mềm, cho thêm ít đường vừa ăn. Ăn hết trong một bữa.

Khi bệnh t́nh đă chuyển biến tốt, số lần đi ngoài giảm dần, chức năng tiêu hóa dần hồi phục, cần tăng cường thức ăn giàu dinh dưỡng, chế biến đặc dần để phục hồi chính khí, dưỡng tỳ vị. Có thể dùng một số món ăn - bài thuốc sau.

- Sắn dây tươi 120 g, lá sen tươi 15 g, ếch 250 g. Đem ếch làm sạch, lột bỏ da, nội tạng, cắt bỏ đầu. Sắn dây rửa sạch, tước vỏ, cắt thành miếng nhỏ. Lá sen rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ nước, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa hầm trong khoảng 1 giờ. Thêm gia vị, chia làm nhiều bữa dùng trong ngày (ăn thịt, uống nước hầm).

- Thịt thỏ 200 g, củ mài 30g, táo tàu 30 g, hoàng kỳ 15 g, đương quy 15 g, kỷ tử 15 g. Rửa sạch thịt thỏ bằng nước ấm, chần qua nước sôi rồi băm thành miếng nhỏ; sơn dược và đại táo ngâm trong nước nửa ngày; hoàng kỳ, đẳng sâm ngâm nước một tiếng; kỷ tử ngâm nước 10 phút.

Cho thịt thỏ, sơn dược, đại táo, hoàng kỳ, đẳng sâm vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi, rồi vặn nhỏ lửa đun trong một giờ. Sau đó cho kỷ tử, mắm muối, đun tiếp trong 10 phút rồi bắc ra. Vớt bỏ hoàng kỳ, đẳng sâm; ăn thịt thỏ, đại táo, kỷ tử, uống nước hầm.

- Dạ dày lợn 250 g, đẳng sâm 10 g, mộc nhĩ 30 g, kỷ tử 10 g. Đẳng sâm sắc trong 1 giờ lấy nước đặc, cô lại c̣n khoảng 30 ml dịch. Kỷ tử cho vào nồi đun sôi trong 10 phút. Dạ dày lợn làm sạch, thái h́nh quân cờ. Đổ dầu ăn vào chảo, đun nóng già, cho dạ dày lợn vào đảo đều tới khi vàng thơm. Thêm ít rượu trắng, muối ăn gia vị, mộc nhĩ, đổ nước sắc kỳ tử, đẳng sâm vào đảo đều trong 10 phút. Ăn nóng.

ThS Phạm Đức DươngSức Khỏe & Đời Sống