HỆ THỐNG KINH BIỆT

A. Đại cương

+ “Kinh Biệt là 1 bộ phận đi riêng biệt của 12 Kinh Mạch, nhưng nó lại khác với Lạc mạch, v́ thế, nó là ‘đường đi riêng rẽ của kinh chính’ gọi tắt là ‘Kinh Biệt’ (Trung Y Học Khái Luận).

+ “Mỗi đường kinh đều có 1 nhánh lớn, gọi là Kinh Biệt” (Châm Cứu Học Thượng Hải).

+ Kinh Biệt c̣n gọi là kinh Nhánh, là bộ phận đặc biệt phân ra từ 12 kinh Chính. Mỗi kinh Chính tách ra 1 kinh Biệt.

+ Tên gọi của các kinh Biệt giống tên gọi của kinh Chính chỉ khác thêm chữ Biệt ở đầu. Thí dụ: Biệt thủ Thái Âm Phế, Biệt túc Quyết âm Can...

+ Thiên ‘Kinh Biệt’ (LKhu 11) gọi là ‘Lục Hợp’.

+ T́m hiểu về Kinh Biệt rất quan trọng để hiểu được phương pháp ‘Cự Thích’ và ‘Mậu Thích’ được mô tả rất rơ trong thiên ‘Mậu Thích’ (TVấn 63).

B- Vận Hành Của Kinh Biệt

Đa số kinh Biệt đi từ khuỷ tay, khuỷ chân, nối liền các kinh Âm Dương để phối hợp Biểu và Lư, nối liền các Tạng Phủ rồi đi lên gáy, cổ và đầu, mặt rồi nhập lại với kinh mạch của các kinh Dương.

Nếu là kinh nhánh tách từ kinh Dương th́ nhập về kinh cũ. Nếu là kinh Âm th́ nhập vào kinh Dương có quan hệ Biểu Lư với kinh Âm mà nó tách ra.

Theo thiên ‘Kinh Biệt’, các đường kinh chính của Dương đều thành các đường kinh Biệt của Âm.

Theo thiên ‘Kinh Biệt’ (LKhu. 11):

Kinh Hợp

Vị Trí Hợp

Huyệt Tương Ứng

Túc Thái Dương hợp với túc Thiếu Âm

(Hợp của 2 kinh này là Hợp Thứ Nhất).

+ Bên dưới: ở nhượng chân.

+ Bên trên: ởsau gáy.

.Vùng huyệt Ủy Trung - Bq.40.

. Vùng huyệt Thiên Trụ - Bq.12.

Túc Thiếu Dương hợp với túc Quyết Âm

(Hợp của 2 kinh này là Hợp Thứ Hai).

Ở lông mu.

Vùng huyệt Khúc Cốt - Nh.2

Túc Dương Minh hợp với túc Thái Âm

(Hợp của 2 kinh này là Hợp Thứ Ba).

Ở háng.

Vùng huyệt Khí Xung - Vi.30.

Thủ Thái Dương hợp với Thiếu Âm

(Hợp của 2 kinh này là Hợp Thứ Tư).

Ở đầu trong con mắt.

Vùng huyệt T́nh Minh - Bq.1.

Thủ Thiếu Dương hợp với thủ Quyết Âm

(Hợp của 2 kinh này là Hợp Thứ Năm).

 

+ Ở đầu ngoài con mắt.

+ Ở dưới hoàn cốt.

. Vùng huyệt Đồng Tử Liêu - Đ.1.

.Vùng huyệt Thiên Dũ - Ttu.16.

Thủ Dương Minh hợp với thủ Thái Âm

(Hợp của 2 kinh này là Hợp Thứ Sáu).

Ở cuống họng.

Vùng huyệt Phù Đột - Đtr.18.

Như vậy, theo quan hệ Biểu Lư th́ kinh Biệt chia làm 6 tổ, hợp với 6 kinh Dương, gọi là 6 hợp. Trong mối quan hệ này, kinh Dương giữ vai tṛ chính c̣n kinh Âm phải hợp vào kinh Dương.

(Xem thêm chi tiết ở từng đường Kinh).

C-Cơ Cấu Của Kinh Biệt

Thiên ‘Mậu Thích’ ghi: “Tà khí khách ở đại lạc, nếu ở bên trái sẽ rót sang bên phải và nếu ở bên phải sẽ rót sang bên trái. Trên dưới, phải trái cùng giao thông với kinh tương ứng để phân tán ra tứ chi (tay chân). Khi đó, tà khí không ở hẳn 1 chỗ nào mà cũng không chuyển vào kinh, v́ vậy gọi là Mậu Thích” (TVấn 63, 4).

Cũng trong thiên ‘Mậu Thích’, Hoàng Đế đă đặt vấn đề: “Xin nói cho Ta biết: Tại sao trong phép Mậu Thích, bệnh ở bên trái lại châm ở bên phải, bên phải bệnh lại châm ở bên trái ... Mậu Thích với Cự Thích khác nhau ra sao?” - Kỳ Bá trả lời: “Tà khách ở kinh, bên trái thịnh th́ bên phải mắc bệnh, bên phải thịnh th́ bên trái mắc bệnh. Nhưng cũng có khi thay đổi. Bên trái đau chưa khỏi mà mạch bên phải đă mắc bệnh, như vậy, phải dùng phép Cự Thích, nhưng phải châm cho trúng Kinh mạch chứ không phải Lạc mạch. Cho nên bệnh ở Lạc mạch, sự đau đớn khác với Kinh mạch cho nên gọi là Mậu Thích”(TVấn 63, 5-6).

D- Tác Dụng Của Kinh Biệt

12 Kinh Biệt có tác dụng duy tŕ mối quan hệ xuất nhập Biểu Lư, tăng cường mối quan hệ giữa kinh chính với Tạng Phủ và mối quan hệ giữa các kinh Âm, Dương có quan hệ Biểu Lư với nhau, làm cho sự liên hệ giữa các chức năng sinh lư càng thêm chặt chẽ.

Sách 'Châm Cứu Học Thuợng Hải' trong phần tác dụng và ư nghĩa lâm sàng của 12 kinh Biệt, ghi: "

" 1- Tăng cường thêm sự liên hệ giữa các yếu tố 'thuộc, lạc, biểu, lư' của 12 Kinh Mạch.

Sự phân bố tuần hành của 12 Kinh Mạch cho thấy sự phối hợp hỗ tương giữa kinh Biểu và Lư. Dương kinh ở biểu thuộc (vào) Phủ, nối (lạc) với Tạng. Âm kinh ở Lư, thuộc (vào) Tạng, nối (lạc) với Phủ. Vai tṛ của 12 Kinh Biệt được nổi bật lên với tác dụng tăng cường thêm sự liên hệ này. Các đường kinh Biệt đều phát xuất từ các đường kinh chính có cùng tên với kinh chính, đường kinh Biệt thuộc kinh Âm phần lớn đi theo kinh Biệt thuộc kinh Dương và đều hội nhau lại. Như vậy, chúng làm cho tăng thêm mối quan hệ Biểu Lư giữa kinh Âm và Dương, phân bổ khắp cơ thể. Đồng thời các đường kinh Biệt, trong khi đi sâu vào nội tạng trong bụng và ngực, hầu hết các kinh này đều đi qua các nơi Tạng Phủ và Kinh Mạch có quan hệ, đặc biệt các đường kinh Biệt thuộc kinh Dương ... Do đó, sự quan hệ giữa 2 kinh càng làm cho sự phối hợp giữa Tạng Phủ càng thêm chặt chẽ.

Trên lâm sàng, khi tiến hành chọn huyệt để châm, thường rất chú trọng đến khía cạnh ‘thuộc, lạc, biểu, lư’. Có nhiều bệnh, trên nguyên tắc thuộc Biểu kinh nhưng lại dùng huyệt ở Lư kinh. Thí dụ: Nhức đầu mà lại dùng huyệt Liệt Khuyết. Hoặc có khi ngược lại, Thí dụ: Bệnh ở kinh Phế mà lại dùng huyệt Hợp Cốc, Khúc Tŕ thuộc kinh Đại Trường. Đối với các bệnh ở Tạng Phủ cũng vậy. Thí dụ: Tỳ hư, sự vận hóa bị thất thường gây ra bụng trướng, tiêu chảy... lại dùng huyệt Túc Tam Lư thuộc Vị Kinh. Trong lúc đó, bụng đau (thuộc Biểu, Vị) lại có thể châm huyệt Công Tôn (thuộc Tỳ kinh). Đây là những thí dụ cho thấy bệnh ở Phủ mà lại dùng huyệt ở kinh (thuộc Tạng), Tạng bệnh mà dùng huyệt của kinh ở Phủ...

2- Sự Quan Trọng Của Các Kinh Mạch Ở Đầu Mặt

Trong khi vận hành, các kinh Dương đều đổ về đầu, nhưng các kinh Âm lại rất hạn chế (trừ kinh Can lên đến đỉnh đầu, kinh Tâm lên mặt, lưỡi). Trường hợp kinh Biệt, các kinh Dương đều lên đến đầu, c̣n các kinh Âm ở tay, sau khi đi từ nách, nhập vào nội tạng đều xuyên qua họng lên đến đầu, mặt... Trong châm cứu trị liêu, người ta chú trọng đến vai tṛ của các Du huyệt trên đầu và mặt như ngành Diện Châm, Tỵ Châm, Nhĩ Châm... Tất cả đều đóng góp vào việc trị liệu bệnh tật trên cơ thể và cả lănh vực châm tê nữa. Tất cả những kết quả đó phải kể đến vai tṛ ‘hội hợp’ giữa kinh Biệt và kinh mạch, làm cho kinh khí tập trung lên đầu mặt...

3- Kinh Mạch, Kinh Biệt Chu Toàn Và Mật Thiết Hơn Trong Liên Hệ Và Phân Bổ Về Bộ Vị

Thông qua sự phân bố và tuần hành 12 đường kinh Biệt, ta thấy chúng tăng cường sự quan hệ giữa các bộ vị trong nội tạng của toàn bộ kinh mạch trong cơ thể. Nơi những tạng phủ và 12 kinh mạch không phân bố đến th́ chính 12 kinh Biệt đă nối chúng lại.

Trên lâm sàng, thí dụ, YHCT trong bất cứ chẩn trị nội khoa hoặc các khoa khác, thường rất chú trọng đến Tâm và Thận, chú trọng đến mối quan hệ của cả hai. Trong 12 kinh mạch, về đường vận hành của kinh Thận có nói đến việc ‘lạc’ với Tâm, trong lúc đó, kinh Tâm lại không nói đến sự phân bố với Thận. Tuy nhiên, kinh Biệt túc Thái dương có con đường đi ‘thuộc’ vào Bàng quang, tán lạc ra ở Thận, rồi lại bố tán ở Tâm. Như vậy, chính đường kinh này đă nối liền quan hệ giữa Tâm với Thận. Ngoài ra, người xưa cũng đă nhận thấy rằng: Vị (phủ) có ảnh hưởng đến Tâm, như thiên ‘Nghịch Điều Luận’ (TVấn 34) ghi: “Vị bất ḥa th́ nằm ngủ không yên”. V́ thế, trên lâm sàng, người xưa thường dùng dược vật của Vị và trị bệnh làm an Tâm thần đạt hiệu quả cao.

Trong 12 Kinh mạch, kinh túc Dương minh Vị không có phân bố khí đến Tâm, kinh thủ Thiếu âm Tâm cũng không có đường tuần hành đến Vị. Nhưng sự phân bố của túc Biệt Dương minh Vị lại ‘thuộc’ vào Vị, tán lạc ở Tỳ, lên trên lại thông với Tâm, làm thông được con đường nối liền giữa Tâm với Vị. Nhờ đó, phép chữa trị ‘ḥa Vị an thần’ được chứng minh trong YHCT.

Trong trị liệu phụ khoa, người xưa đă chú trọng đến việc điều lư sự hư thực của Thận khí để trị bệnh Đới hạ (khí hư) nhưng trong 12 kinh mạch, đường tuần hành của kinh Thận không có 1 đường quan hệ nào đến mạch Đới cả.

Ngoài ra, trên đường tuần hành của ḿnh, các đường kinh Biệt đă làm tăng cường thêm sự quan hệ giữa các bộ vị trong cơ thể. Thí dụ: kinh Biệt túc Thái Dương, tuần hành qua hậu môn, làm tăng thêm quan hệ giữa kinh túc Thái dương với bộ vị này. Nếu trên đường kinh túc Thái dương có 1 số Du huyệt nào đó có thể trị được bệnh trĩ, kết quả đó phải kể đến vai tṛ của các đường kinh Biệt túc Thái dương ...”.

Sách Trung Y Học Khái Luận nhận định: “ ...Một điểm đặc biệt là 6 kinh Âm cũng đều có tác dụng ở bộ phận đầu, mặt, nếu chỉ đem bộ vị tuần hành của 12 Kinh Mạch nói ở trên mà xét, th́ trong 6 kinh Âm, trừ kinh mạch túc Quyết Âm có thể lên đến đỉnh đầu ra, c̣n 5 kinh mạch Âm kia đều chỉ đi đến cổ họng là đứng lại. Nhưng sau khi kinh Biệt của 6 kinh Âm đă đi đến đầu, mặt, cổ họng rồi, lại cũng đều hội với kinh Biệt của 6 kinh Dương ở trên đầu mặt, và nhận lấy khí huyết của 6 kinh Biệt Âm giao cho, do đó mới có thể hiểu được v́ sao kinh Âm cũng có thể tác dụng ở đầu và mặt” - “ Chính v́ giữa khoảng kinh Âm và Dương có sự quan hệ mật thiết, cho nên, trong lâm sàng: nếu thấy kinh Dương nào bị bệnh, có thể trị ở kinh Âm có quan hệ biểu lư với nó. Kinh Âm nào bị bệnh có thể trị ở kinh Dương có quan hệ biểu lư với nó...) - “Một số vùng bệnh, có 1 số không phải đường kinh mạch có thể đi đến mà là chỗ kinh Biệt đi đến.... Thí dụ: kinh thủ Quyết Âm không đi đến họng nhưng huyệt Đại Lăng, Gian Sử của kinh đó đều có thể trị được bệnh ở họng. Đó là do đường thông vận hành của kinh Biệt của kinh Quyết Âm ‘theo ra đường cuống họng”.

D- Chẩn Đoán:

V́ Kinh Biệt là những nhánh tách ra của Kinh Chính, nên tà khí ở các Kinh Chính bị thực th́ tà khí có thể chuyển qua các nhánh của ḿnh là Kinh Biệt, để từ đó chuyển vào Tạng Phủ, và khi tà khí đang di chuyển như vậy, vẫn có sự giao tanh giữa chính khí và tà khí, do đó triệu chứng chính của kinh Biệt là đau từng cơn.