ĐẠI HỒI

( ILLICIUM VERUM HOOK )  

                             Mô tả cây : Cây nhở, cao 6-10m. thân thẳng to, cành thẳng, nhẵn, lúc non màu lục nhạt sau chuyển sang màu nâu xám. Lá mọc so le, phiến lá nguyên, dày, cứng giòn, nhẵn bóng, dài 8-12cm, rộng 3-4cm, hình mác hoặc trúng thuôn, hơi nhọn đầu, mặt trên xanh bóng hơn mặt dưới. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, có khi xếp 2-3 cái, cuống to và ngắn, 5 lá đài màu trắng có mép màu hồng, 5-6 cánh hoa đều nhau màu hồng thẫm. Quả kép gồm 6-8 dại, xếp thành hình sao đường kính 2,5-3cm, lúc non màu lục, khi già màu nâu sẫm, mỗi dại dài 10-15mm, có mũi nhọn ngắn ở đầu. Hạt hình trứng, nhẵn bóng.

Thành phần hoá học : quả hồi chứa nhiều tinh dầu, nếu cất bằng phương pháp kéo hơi nước từ quả hồi tươi thì đạt hàm lượng 3-3,5% tinh dầu lỏng, không màu hoặc màu vàng nhạt, có mùi thơm đặc biệt. Thành phần chủ yếu của tinh dầu hồi là anethol, ngoài ra con có a- pinen, d- pinen, l- phel- landren, safrol, terpineol, limonen. Lá hồi cũng chứa tinh dầu nhưng độ đông đặc hơi thấp hơn. Hạt hồi không mùi, chứa nhiều dầu béo.

  Tính vị, tác dụng : Hồi vị cay, ngọt, có mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trừ đàm, khai vị, kiện tỳ, tiêu thực, giảm co bớp trong dạ dày và ruột, lợi sữa, trừ phong, giảm đau, sát trùng.

  Công dụng: Thường dùng trị nôn mửa và ỉa chảy, bụng đầy trướng, đau bụng sán khí. Còn dùng trị đái nhiều, đái dầm, ngộ độc thịt cá, trị tay chân nhức mỏi. Ngày 4-8g dạng thuốc hãm, thuốc sắc, hoặc 1-4g quả dạng thuốc bột. Người ta dùng quả ngâm rượu làm thuốc xoa bớp ngoài da. Lá hôì dùng trị rắn cắn. Hồi còn được dùng làm rượu khai vị, làm thơm thuốc đánh răng và gia vị. Tinh dầu hồi cũng có tác dụng kích thích, làm dể tiêu, chóng co giật, ức chế sự lên men ruộc, gây trung tiện. Long đờm và lợi tiểu nhẹ, được dùng chữa đau bụng, là thành phần của thuốc ngậm chữa ho và thuốc xoa bớp chữa thấp khớp, thuốc chữa đau tai, sát khuẩn, trị bệnh nấm da và ghẻ. Còn dùng làm thuốc diệt rận, rệp và là thành phần của thuốc bơm trừ sâu và gia súc.