GẤC

( MOMORDICA  COCHICHINENSIS 

Tên cây : Gấc, mộc miết, má khấu (Thái), mác khẩu (Tày), đìa tả piếu (Dao).

Mô tả : Dây leo, có tua cuốn. Lá mọc so le, cuống có tuyến. Phiến lá xẻ 3 - 5 thùy, mép khía răng. Hoa đơn tính, cùng gốc, màu ngà vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả to, hình bầu dục, có gai, khi chín màu đỏ. Hạt dẹt, vỏ cứng, mép có gai.

Phân bố : Cây trồng ở khắp nơi.

Bộ phận dùng : Màng hạt, nhân hạt và rễ. Quả chín thu hoạch vào tháng 8 - 12. Lấy hạt còn màng màu đỏ, phơi hoặc sấy nhẹ đến se màng. Tách riêng màng để chiết dầu. Rễ và nhân hạt phơi hoặc sấy khoõngô.

Thành phần hóa học : Màng hạt chứa (-caroten, lycopen. Nhân hạt có dầu béo. Rễ chứa saponin triterpen.

Công dụng : Màng hạt gấc dùng làm thuốc bổ, chữa bệnh chậm lớn trẻ em, bệnh khô mắt quáng gà. Ngày 10 - 20 giọt dầu màng hạt cho người lớn : trẻ em tùy tuổi : 5 - 10 giọt, chia 2 lần. Rễ gấc sắc uống với liều 6 - 12g chữa tê thấp, sưng chân. Nhân hạt mài với rượu hoặc giấm bôi chữa mụn nhọt, sưng tấy.