LONG NHÃN

( EUPHORIA LONGANA LAMK )

Mô tả cây : Cây nhãn cao 5-7m. lá rườm ra, vỏ cây xù xì, sắc xám, nhiều cành, nhiều lá um tùm, xanh tươi luôn, không hay héo và rụng như các cây khác. Lá kép hình lông chim, mọc so le gồm 5-9 lá chét hẹp, dài 7-20cm, rộng 2,5-5cm, mùa xuân vào các tháng 2-3-4 có hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá, dài 5-6răng, tràng 5-6, nhị 6-10, bầu 2- 3 ô. Quả có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Hạt đen nhánh có áo hạt trắng bao bọc.

Thành phần hoá học : Cùi nhãn khi tươi có 77,15% nước, độ tro 0,001%, chất béo 0,13%, prôtit 1,47%, hợp chất có ni tơ tan trong nước 20,55% ường sacaroza 12,25%, vitamin A và B.

   Cùi khô chứa 0,85% nước, chất tan trong nước 79,77%, chất không tan trong nước 19,39%, độ tro 3,36%. Trong phần tan trong nước có glucoza 26,91%, sacaroza 0,22%, axit taetric 1,26%, chất có nitơ 6,309%.

 Hạt nhãn chứa tinh bột, saponin, chất béo và tanin. Trong chất béo có axit xyclopropanoit và axit dihydrosterculic khoảng 17,4%. Hạt nhãn cạo bỏ lớp vỏ đen, thái mỏng tán bột rắc lên vết thương chảy máu, hoặc trộn với dầu bôi lên vết bỏng.

   Trong lá nhãn có quexitin, quexitrin, tanin. Lá nhãn có vị ngọt tính bình, có tác dụng chữa cảm mạo, dưới liều 10-15 dưới dạng thuốc sắc.

Tính vị, tác dụng : Theo tài liệu cổ long nhãn vị ngọt, tính bình, vào hai kinh tâm và tỳ. Có tác dụng bổ tâm tỳ, nuôi huyết, an thần, ích trí, dùng chữa huyết hư sinh hây quên, hồi hợp mất ngũ. Những người đầy bụng kém ăn không được dùng.

  Công dụng : Ngoài công dụng làm thực phẩm, long nhãn nhục là vị thuốc nhân dân dùng để bồi bổ, chữa các bệnh hay quên, thần kinh kém, hay hốt hoảng, tthần kinh suy nhược, không ngũ được. Ngày dùng 9-10g dưới dạng thuốc sắc hay cao lỏng.