NHA ÐẢM TỬ ( sầu đâu rừng )

( BRUCEA  JAVANICA )

Mô tả cây : Cây sầu đâu rừng nhỏ, chỉ cao độ 1,60 đến 2,5 m là cùng, thân yếu không thành gỗ và không to như cây xoan làm nhà. Lá xẻ lông chim không đều, 4-6 đôi lá chét. Hoa nhỏ khác gốc, mọc thành chùm xim.

Thành phần hoá học : Trong nha đảm tử có 23% dầu. Dầu lỏng, màu trắng. Ngoài ra còn có glucozit gọi là kosamin, chất tanin, chất men có thể là men thuỷ phân, amydalin, chất quassin và một chất saponin.

  Chất kosamin có tác dụng diệt trùng rất rõ rệt, liều nhỏ gây nôn diêt giun sán, liều cao thì độc, làm tim đập chậm, nôn ra mật và máu, đi ỉa lỏng và có thể chết được, máu người bị ngộ độc đen, không đông được, hồng cầu phồng lên, vón lại, ống tiêu hoá và màng não bị viêm.

Tính vị, tác dụng : Vị đắng, tính hàn, vào kinh đại trường. Tác dụng táo thấp, sát trùng, chữa sốt rét, những người tỳ vị hư nhược nôn mửa cấm dùng. Ðây là một loại thuốc lỵ được dùng lâu đời ở nhiều nước nhiệt đới. Ở Việt Nam vị thuốc được ghi với tên " xoan rừng ??. Ở Trung Quốc vị thuốc lần đầu tiên thấy được ghi tên là nha đảm tử.

Công dụng : Nha đảm tử có tác dụng chữa lỵ. Ngày dùng 10-14 quả, có thể tới 20 quả, tán nhỏ, làm thành viên 0,10g toàn quả hoặc 0,02g nhân đã khử dầu mà uống. Uống liền 3-4 ngày đến một tuần lễ. Ngoài công dụng chữa lỵ, nha đảm tử còn có tác dụng chữa ỉa lỏng, viêm ruột thường, chữa sốt rét. Ðể chữa sốt rét , ngàt uống 3 lần sau bửa ăn. Mỗi lần uống một g quả. Uống liền 4-5 ngày. Phụ nữ có thai vẩn dùng được.

   Nha đảm tử có độc, uống quá liều có thẻ gây đau bụng, nôn mửa, kém ăn, người mệt. Khi thục thì ít hiện tượng độc hơn.