Huyền Thoại
Nhân Trần Cao

Gần hai ngàn năm trước , Vị thần y đời Đông Hán là Hoa Đà đă t́m ra vị thuốc Nhân Trần Cao để chữa bệnh Hoàng Đản (vàng da) cũng gọi là Viêm gan.

Hoa Đà sinh tại Hoa Gia Trang, nay thuộc tỉnh An Huy . Mẹ của Hoa Đà rất yếu ớt bệnh hoạn, Hoa Đà và em trai là Hoa Minh săn sóc mẹ rất chu đáo , nên được tiếng là hai người con có hiếu (Hoa gia lưỡng hiếu tử) .

Một hôm có một Y sư thấy Hoa Đà thông minh hơn người, bèn hỏi chàng tại sao không học làm thầy thuốc .

Hoa Đà trả lời v́ không gặp được thầy giỏi để theo học . Vị Y Sư nghe thế bèn nói :

- Thầy giỏi không quan trọng bằng biết tính chất của dược thảo .

Y Sư bèn xin phép mẹ Hoa Đà đem chàng theo về tiệm thuốc để dạy Trung y.

Sư phụ là một Y sư chuyên nghiệp nên Hoa Đà thường phải gánh thuốc theo thầy đi thăm bệnh . Chẳng bao lâu, Y sư trước khi qua đời dặn Hoa Đà rằng tại Chùa Phổ Đà , có Ḥa Thượng Quảng Tế là một lương y nổi tiếng cao minh. Hoa Đà vâng lời Sư phụ xin làm đệ tử Ḥa Thượng Quảng Tế. Rồi từ đấy chính thức nhập ngành Y .

Một hôm Hoa Đà đang ngồi cạnh Ḥa Thượng đọc sách. Bỗng có người cáng một bệnh nhân đến xin chữa trị. Lúc ấy Ḥa Thượng không muốn xem bệnh, chỉ ngồi yên tĩnh tọa niệm Phật .

Hoa Đà vùa nh́n thấy bệnh nhân th́ biết ngay là bệnh chóng mặt cấp tính . Nhưng lúc chàng cầm bút định ra toa viết đơn thuốc th́ bỗng cảm thấy như có ǵ nghẹn cứng không thể nào hạ bút viết xuống được

Đúng lúc ấy Ḥa Thượng bỗng lên tiếng :

- Cuốn Nội Kinh Chú Dịch của Biển Tích viết là một cuốn sách hay .

Khi Ḥa Thượng vừa nói đến chữ Biển, Hoa Đà liền viết ngay ra giấy kê đơn thuốc ba chữ Biển đậu hoa.

Mấy hôm sau người bệnh nhờ món thuốc Biển đậu hoa chữa lành , đem đến một tấm hoành phi có khắc 4 chữ “ Quảng Tế Chúng Sinh” đến Chùa Phổ Đà để tạ ơn Ḥa Thượng .

Ḥa Thượng Quảng Tế thấy tấm biển bèn trả lời :

- Tôi không có công, không dám nhận .

Ngài nói xong cầm tấm biển quay lại trao cho Hoa Đà, rồi bước ra khỏi chùa đi vân du, và không bao giờ trở về nữa !

Sự thực trong gác kinh có một cuốn sách của Biển Tích viết, chú giải cuốn Hoàng Đế Nội Kinh, là cuốn sách thuốc cổ quư giá của Trung Y. Hoa Đà từ đấy lấy nguyên tắc “ Quảng Tế Chúng Sinh “, cứu giúp mọi người làm chí nguyện để hành y .

Sau khi Hoa Đà trở thành Y sư, v́ y lư rất cao minh nên tiếng thần y vang dội khắp nơi. Mỗi ngày người đến tiệm thuốc của Hoa Đà xin khám bệnh rất đông đảo .

Một hôm vào mùa Xuân, có một bệnh nhân da rất vàng, được người nhà cáng đến tiệm thuốc. Đôi mắt bệnh nhân cũng vàng vọt trên khuôn mặt trái xoan hốc hác, trông như chỉ có da bọc xương .

Vừa nh́n thấy, Hoa Đà biết ngay là bệnh nhân bị chứng Hoàng đản .

Bệnh Hoàng đản ngày xưa vốn là một bệnh nan y . Bất kỳ Y sư nào cao minh đến đâu cũng không trị được. Y sư chỉ khổ tâm nh́n bệnh càng ngày càng nặng hơn, kể cả Hoa Đà cũng vậy, nên Hoa Đà chỉ nói với bệnh nhân:

- Chứng bệnh này không thể một lúc mà trị được . Đợi tôi t́m được môn thuốc ǵ hay,sẽ mời đến lại . Bây giờ tạm thời xin về nhà gắng chờ đợi. Tôi thật rất tiếc . . . .

Bệnh nhân và người nhà vâng lời ra về, nhưng Hoa Đà nh́n thấy sự thất vọng không dấu được th́ rất ái ngại đau khổ . Rồi cũng từ đấy, chàng ngày đêm lo nghĩ t́m cách chữa trị bệnh hoàng đản .

Một năm lặng lẽ trôi qua mà phương thuốc quí vẫn chưa t́m được .

Mùa Xuân năm thứ hai, một hôm Hoa Đà phải sang làng bên chữa bệnh. Khi về, ông đang đi trên đường bỗng kêu to một tiếng như kinh ngạc, như hoảng hốt, làm mọi người chung quanh đều nh́n ông một cách lạ kỳ .

Sở dĩ ông ngạc nhiên như thế, v́ thấy chàng thanh niên bị bệnh hoàng đản được cáng đến nhà ông năm nào, giờ đây trông rất mạnh khỏe đang đứng trước mặt ông. Hoa Đà vội hỏi một cách nồng nhiệt :

- Vị Y sư nào đă chữa khỏi bệnh cho anh thế ? Tôi muốn biết người. Tôi nhất định bái vị Y sư ấy làm sư phụ . Thanh niên im lặng nghe hỏi xong lắc đầu trả lời :

- Sau khi ỏ nhà Đại phu về, tôi không hề được Y Sư nào chữa trị cả .

- Vậy anh uống thuốc ǵ mà hay vậy ?

- Thưa tôi không hề uống thuốc ǵ cả, tự nhiên lành thôi .

Hoa Đà nghe thế suy nghĩ và thấy lạ lùng v́ thanh niên lúc ấy đă bị hoàng đản vào thời kỳ cuối rất nặng, chỉ c̣n chịu được vài tháng thôi. Thế mà bây giờ sống sờ sờ , lại c̣n có vẻ mạnh khỏe hơn người .

Hoa Đà vội hỏi thêm ;

- Thế từ hồi ấy đến giờ , ngoài những món cơm rau, thức ăn thường dùng, anh c̣n dùng thứ ǵ nữa không?

Thanh niên không hiểu đối với Hoa Đà là rất quan trọng , nên trả lời rất hững hờ :

- Mùa Xuân năm ấy mất mùa không có ǵ ăn. Cho nên tôi chỉ ăn một thứ cỏ hái trên rừng. Tôi nhờ người nhà đi nhổ vể . Nếu không có giống cỏ ấy th́ không những chỉ ḿnh tôi chết đói, mà cả thôn này mọi người đều chết đói hết.

- Nếu thế nghĩa là anh nhờ ăn giống cỏ hoang ấy mà lành bệnh phải không?

- Thưa phải, ăn độ hai tháng sau th́ lành hẳn .

Hoa Đà nghe xong mắt sáng ngời , hớn hở xin chàng thanh niên dẫn ông lên núi t́m thứ cỏ ấy .

- Ḱa, đó là giống cỏ tôi ăn.

- Ơ ḱa, chả phải cỏ Hoàng Cao mọc khắp nơi là ǵ ?

Hoa Đà hái một mớ đem về, t́m đến nhà những bệnh nhân bị chứng Hoàng đản để chữa trị. Nhưng kết quả không được như ư muốn. Không một bệnh nhân nào được chữa lành .

Hoa Đà lại t́m đến thanh niên để hỏi thêm .

Anh ta chợt nhớ:

- À, đúng rồi. Năm ngoái tôi ăn giống cỏ ấy vào quăng tháng 2 và tháng 3. Trừ giống này ra, tôi không ăn thứ ǵ khác .

Người nói thản nhiên, nhưng Hoa Đà chú ư ghi nhớ từng lời .

- À , Th́ ra thế ! Tháng 2 , 3 là mùa bách thảo đâm chồi nẫy lộc. Trăm hoa đơm bông khai hoa nở nhụy. Mùa cỏ Hoàng Cao nẫy mầm nên chất dược thảo mạnh nhất. Lần trước hái Hoàng Cao vào tháng tư v́ thế chất thuốc không c̣n nữa .

Hoa Đà cúi chào thanh niên, nói vài lời cảm tạ rồi ra về.

Năm sau, tháng hai, Hoa Đà nhờ mọi người trong thôn làng hái giúp cỏ Hoàng Cao thật nhiều, rồi đem chia cho những bệnh nhân bị chứng hoàng đản dùng để trị liệu .

Hoa Đà theo dơi thấy bệnh mọi người càng ngày càng nhẹ, ḷng vui mừng vô cùng.

Hai tháng sau tất cả những người bị chứng hoàng đản đều lành hẳn. C̣n giống cỏ hái tháng tư, dùng đều vô hiệu.

Hoa Đà bây giờ đă nắm chắc bí quyết , một hôm cùng các đệ tử ăn cơm , ông nói:

- Hoàng Cao tháng 2 , 3 có thể trị bệnh Hoàng Đản. Nhưng cỏ hái từ tháng tư trở đi th́ vô hiệu Để khỏi quên. Chúng ta lập ra định luật này: Ta gọi cỏ hái từ tháng ba về trước là Nhân Trần, ư nói là Nhân có mùi thơm . C̣n cỏ từ tháng tư về saucứ giữ tên cũ là Hoàng Cao.

Thế nên từ đấy những đệ tử học ngành Y có khẩu quyết :

“Tháng 2, 3 Nhân Trần , tháng 4 Hoàng Cao , Tháng 5 dùng đun bếp “

Dược Thảo Nhân Trần Cao
(Arthemisia Capillaris Thun)

 

Vị đắng, tính b́nh, hơi hàn, vào kinh Bàng Quang. Có mùi thơm đặc biệt ,

Tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thấp nhiệt, hoàng đản, lợi tiểu. phong thấp. sốt rét, hóa đờm, thông khí,khán khuẩn, lợi gan , lợi mật,lợi tiểu, kích thích tiêu hóa.

Các chứng vàng da,tiểu tiện ít, vàng đục, sốt, nhức mắt, chóng mặt, phụ nữ kém ăn sau khi đẻ.

Cách chế :Thu hái khi cây đang có hoa . Bỏ gốc, rửa sạch đất phơi trong im mát cho khô, không nên để gần lửa .

Vị này các bà dùng nhiều hơn nên phương ngôn có câu :

Nhân Trần, Ích mẫu đi đâu ?
Để cho bà đẻ đau lâu ốm dài .

Cháo Nhân Trần

Nấu Nhân Trần trong nồi nước cho ra hết chất thuốc, vớt bỏ xác, cho gạo vào nấu thành cháo Muốn ngọt bỏ đường vừa miệng .

Công dụng chữa trị : Lợi thấp nhiệt, thoái hoàng đản, lợi tiểu nước tiểu vàng đậm, vừa trị bệnh vừa bổ dưỡng .